Bé "tè dầm" - phải làm sao?

,
Chia sẻ

Bạn có biết khi nào thì "khóc đêm" không còn là hiện tượng bình thường ở bé yêu nữa hay không?

Đái dầm là chứng đi tiểu không tự chủ lúc ngủ thường thấy ở trẻ nhỏ. Thông thường, khi lớn lên trẻ sẽ tự kiểm soát được việc này.
Một số trẻ ở vị thành niên vẫn còn đái dầm là hiện tượng không bình thường. Không chỉ là nỗi mặc cảm của các bé, nó còn có thể là dấu hiệu của căn bệnh tâm lý.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Trần THị Mộng Hiệp, trưởng khoa Thận máu, Bệnh viện Nhi đồng II, tp.HCM, đồng thời là phó chủ nhiệm bộ môn Nhi, Đại học Phạm Ngọc Thạch, tp HCM về căn bệnh này.

Ở lứa tuổi nào thì đái dầm được coi là bình thường, khi nào thì cần có sự can thiệp?

Trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên đái dầm là chuyện bình thường. Lớn lên một chút, khi có nhu cầu, các bé sẽ biết kêu "bô" hay "đi tè" để bố mẹ biết.
Từ năm tuổi trở đi, đặc biệt là trên bảy tuổi thì bố mẹ cần chú ý. Hãy đưa trẻ đi khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.



Hiện tượng bất thường này có nguyên nhân là gì? Có phải do bố mẹ không hướng dẫn, dạy bảo tốt khi trẻ còn nhỏ?

Nguyên nhân của chứng đái dầm chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh có thể là do bàng quang chưa trưởng thành hoặc do sự giảm bài tiết một loại hormone chống bài niệu ở trẻ.
Bệnh cũng có thể do nguyên nhân tâm lý : trẻ bị cô giáo khiển trách, bị bạn bè tẩy chay, hay trẻ bị ám ảnh, lo sợ khi phải thường xuyên chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ, bố mẹ sắp li dị...
Nguyên nhân di truyền cũng được cân nhắc đến. Nếu bố hoặc mẹ mắc tiểu dầm lúc còn nhỏ thì 44% khả năng trẻ bị bệnh. Trường hợp cả bố và mẹ đều mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh ở trẻ là 77%
Ngoài ra còn có những nguyên nhân thực thể chiếm tỉ lệ 1-2% như : các dị dạng đường niệu, nhiễm trùng tiểu hoặc chứng táo bón.

Trẻ bị đái dầm thường xuyên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Bé có thể phát triển bình thường như các trẻ khác hay không?

Việc trẻ mắc chứng đái dầm không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất. Tuy nhiên, nếu việc đái dầm kéo dài, đặc biệt là đến khi trên 10 tuổi sẽ gây ra nhiều vẫn đề tâm lý phức tạp cho các bé.

Trẻ sẽ là tâm điểm chú ý của bạn bè, bị chê cười, mất tự tin, căng thẳng, buồn rầu và có thể rơi vào mặc cảm. Lâu ngày, tâm tính các bé sẽ trở nên bất thường, khó chịu và khó hòa nhập.

Bố mẹ cần phải làm gì khi con mắc chứng đái dầm?

Các bậc phụ huynh cần kiên trì và thông cảm với con. Đừng la mắng vì sẽ làm cho con mình căng thẳng và đái dầm nhiều hơn.
Tốt hơn hết, cha mẹ nên nhắc nhỏ bé đi tiểu trước khi đi ngủ.Bạn có thể sử dụng loại đồng hồ báo thức có khả năng phát hiện sớm các giọt nước tiểu đầu tiên để đánh thức trẻ dậy. Cách thức này hứa hẹn 70 đến 80% thành công.
Bạn nên ghi lại những lần bé tè dầm vào sổ hoặc lịch để theo dõi. Khi trẻ chiến thắng việc tè dầm dù chỉ một lần, hãy khen ngợi bé.

Trên thị trường hiện nay đang có nhiều loại thuốc để chữa chứng đái dầm. Hiệu quả của các loại thuốc này ra sao?

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn đái dầm thì bạn có thể dùng thuốc.
Desmopressine dùng để xịt vào mũi cho trẻ trước khi ngủ. Loại thuốc này làm giảm bài tiết nước tiểu vào ban đêm.
Oxybutynin tác động lên các cở của bàng quang, giúp bàng quang giữ nước tiểu tốt hơn. Nhờ đó, trẻ có thể tự chủ được việc đi tiểu.
 Theo Tiếp Thị & Gia Đình
Chia sẻ