Bé ngồi bô quá lâu, lớn lên thường xấu tính

Kim Ấm,
Chia sẻ

Bạn có bao giờ đặt câu hỏi rằng tại sao bọn trẻ lại thích… ngồi bô đến thế? Thậm chí chúng có thể ngồi cả tiếng đồng hồ?

Ngồi bô lâu là một cách… trừng phạt bố mẹ

Hẳn các ông bố bà mẹ sẽ phì cười khi nghĩ rằng đứa con bé bỏng đang trừng phạt mình bằng cách không chịu đứng dậy khỏi bô?

Tuy nhiên, đó lại là điều các nhà tâm lý học chiều sâu khẳng định. Trước hết, hãy xem các cô chiêu cậu ấm xử xự thế nào với việc vệ sinh hàng ngày nhé.

Mình đến khổ với con bé nhà mình. Sáng nào cũng phải gào thét về việc con ngồi bô lâu quá! Lúc chịu đứng dậy thì mặt mũi nhem nhuốc vì khóc nhưng cái sự đi vệ sinh vẫn chưa có kết quả gì”, một bà mẹ trẻ than thở.

Bé Huyền nhà chị bắt đầu bị táo bón từ 1 tháng trước. Chị mơ hồ nhớ rằng trước đây bé vệ sinh bình thường. “Hình như sau cái đợt mình bận rộn quá, sáng phải đi làm sớm hơn, cứ con bắt đầu ngồi vào bô là mình đã quát “Nhanh lên! Mẹ muộn làm rồi!”, thì con bé hình như vội quá, sợ hãi rồi… táo luôn”.
 
Hãy để bé cảm thấy được yêu thương và đền đáp bố mẹ bằng
cách vệ sinh tốt.

Điều mà chị Hoa mơ hồ cảm thấy thực ra lại có một căn cứ khoa học hết sức xác đáng từ phía các nhà tâm lý học: “Cách mà trẻ đi vệ sinh thể hiện tình yêu của chúng đối với bố mẹ ở từng thời điểm. Nếu chúng thấy được yêu chiều quan tâm, chúng sẽ đi vệ sinh đúng giờ đúng chỗ. Ngược lại, bé sẽ vô thức giữ lại trong mình, tạo nên những hậu quả không những không tốt cho sức khỏe mà còn có hại cho tâm lý khi lớn lên”, PGS. TS tâm lý học Văn Thị Kim Cúc cho biết.

Bé ngồi bô lâu, lớn lên dễ ki bo

Hậu quả mà các nhà tâm lý học cảnh báo cho trường hợp này nguy hiểm hơn việc bị táo bón. “Việc bé ngồi bô lâu không chỉ là phản ứng sinh lý nên nó sẽ để lại di chứng tâm lý lâu dài. Có những trẻ lớn lên hay ăn cắp vặt dù chúng lấy những thứ đó chẳng để làm gì”, TS. Kim Cúc cho biết.

Các nhà tâm lý cũng ghi nhận những trường hợp bị táo bón từ nhỏ có thể dẫn đến hẹp hòi trong chi tiêu khi lớn lên. Thậm chí, có những người ki bo thành bệnh chứ không chỉ đơn giản là sống có chiều hướng tiết kiệm. Ví dụ như những người chỉ bo bo cất giữ tiền vàng, không phải để tiêu pha, cũng không phải để dành dụm mà chỉ để tích trữ và nhìn ngắm cho thỏa “Đó là di chứng từ những ngày thơ, cố giữ lại những phần mà đáng lẽ phải bỏ đi”, PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho biết.

TS. Văn Thị Kim Cúc cho rằng biểu hiện tình yêu, sự quan tâm với trẻ là cách tốt nhất để tránh tình trạng này. “Ngoài ra, vào thời kỳ bé bắt đầu ngồi bô, nên mua cho bé những đồ chơi như đất nặn để bé có thể quên đi cảm giác muốn giữ lại cái gì đó trong cơ thể”.
 
Kim Ấm
Chia sẻ