Bé hay cáu kỉnh, nhạy cảm, tập trung kém, có thể mẹ đã bỏ qua đặc điểm quan trọng này

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Nếu có một đứa con quá nhạy cảm, có thể mẹ đã bỏ qua một đặc điểm quan trọng trong quá trình phát triển của con mình.

Một người mẹ chia sẻ rằng, cô luôn cảm thấy con mình có một trái tim thủy tinh. Dù là con trai nhưng cậu bé rất mít ướt, chỉ xước da một chút khóc cả tiếng đồng hồ không nín, tắm nước ấm dù nhiệt độ thích hợp cũng kêu nóng quá, luôn than vải quần áo không tốt, quá cứng.

Trước sự kén chọn đủ kiểu của cậu bé, người mẹ ban đầu còn an ủi nhưng sau đó không khỏi nổi trận lôi đình: "Con là con trai mà sao nhạy cảm quá vậy hả".

Tuy nhiên, cậu bé không nhận ra rằng mình đã sai mà thay vào đó tỏ vẻ đau khổ. Người mẹ chưa bao giờ chiều chuộng con, ngược lại còn bị coi là nghiêm khắc chỉ mong con trở thành một người đàn ông mạnh mẽ.

Cho đến một ngày, người mẹ tình cờ biết tới khái niệm "độ nhạy của xúc giác". Sau khi so sánh, cô nhận thấy những đặc điểm của con mình rất giống với những gì người ta mô tả. Lúc này, cô mới nhận ra bấy lâu nay mình đã hiểu lầm con.

Bé hay cáu kỉnh, nhạy cảm, tập trung kém, có thể mẹ đã bỏ qua đặc điểm này - Ảnh 1.

"Độ nhạy xúc giác" - một đặc điểm dễ bị cha mẹ bỏ qua

Bạn có biết rằng, những đứa trẻ có xúc giác nhạy cảm sẽ có cuộc sống khó khăn hơn những đứa trẻ bình thường rất nhiều không? Như chúng ta đã biết, xúc giác ở khắp nơi trên cơ thể, nó tiếp nhận thông tin bên ngoài và liên tục truyền các cảm giác như lạnh, nóng, đau, ngứa lên não.

Nhưng nếu xúc giác của trẻ quá nhạy cảm, những cảm giác tưởng như không đáng kể đối với người bình thường lại có thể được phóng đại gấp 10 lần, thậm chí gấp trăm lần ở trẻ. 

Khi còn nhỏ, biểu hiện của những đứa trẻ nhạy cảm này là rất thích sờ, nắm và cho mọi thứ vào miệng để nếm thử. Khi trẻ lớn lên, chúng cảm nhận thế giới nhiều hơn bằng các giác quan như thị giác và thính giác, đồng thời học cách giao tiếp bằng ngôn ngữ, độ nhạy xúc giác cũng theo đó mà giảm đi.

Nhưng nếu độ nhạy xúc giác của trẻ không giảm, có nghĩa trẻ có thể bị phân tâm bởi các cảm giác xúc giác khác nhau. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ nhạy cảm dễ bị mất tập trung nhất.

Không chỉ vậy, trẻ có xúc giác nhạy cảm dễ cảm thấy khó chịu và có cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, chúng thường bị gán cho những nhãn dán như "nóng tính", "khó chịu", "khó ưa"…

Bé hay cáu kỉnh, nhạy cảm, tập trung kém, có thể mẹ đã bỏ qua đặc điểm này - Ảnh 2.

Những biểu hiện của những đứa trẻ có độ nhạy xúc giác cao

Trong quá trình lớn lên của trẻ, cha mẹ thường chú ý đến sự phát triển các khả năng khác nhau của trẻ như thị giác, thính giác, tích hợp giác quan và phối hợp thể chất, nhưng lại bỏ qua những rắc rối do sự phát triển bất thường của xúc giác gây ra.

Trên thực tế, xúc giác có tác động sâu sắc đến sự chú ý, cảm giác an toàn, quản lý cảm xúc, tương tác xã hội và các khía cạnh khác của trẻ. Nếu con bạn cũng có các tình trạng sau, bạn nên xem xét liệu chúng có nhạy cảm với xúc giác hay không.

Một số biểu hiện điển hình của những đứa trẻ có độ nhạy xúc giác cao như sau:

- Trẻ thường cắn móng tay, miễn cưỡng để mẹ cắt móng tay.

- Ghét rửa mặt, gội đầu, cắt tóc…, đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ nước.

- Yêu cầu cao về chất liệu vải quần áo, chỉ phù hợp với vải cotton nguyên chất hoặc vải mềm, mịn.

- Đặc biệt nhạy cảm với cơn đau, hay khóc hoặc phàn nàn về những vết thương nhỏ.

- Không thích đi chân trần trên bãi cỏ hay bãi biển, cảm thấy rất khó chịu.

- Tính tình dễ cáu gắt, thường hay nổi cáu vì một số chuyện vặt vãnh.

- Thiếu tập trung, dễ bị phân tâm khi cần tập trung.

- Cứng đầu, không chấp nhận linh hoạt, nhất quyết làm mọi việc theo cách của mình.

Bé hay cáu kỉnh, nhạy cảm, tập trung kém, có thể mẹ đã bỏ qua đặc điểm này - Ảnh 3.

Nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhạy cảm về xúc giác?

Sự nhạy cảm xúc giác của trẻ em không phải là ngẫu nhiên. Từ quan điểm y học và tâm lý học, có 5 nguyên nhân gây ra sự nhạy cảm xúc giác:

1. Sinh non

Có ý kiến cho rằng, hệ thống dẫn truyền cơn đau của thai nhi bắt đầu phát triển trong tam cá nguyệt thứ ba, trong khi hệ thống ức chế phát triển muộn hơn nhiều. 

Trẻ sinh non có hệ thống ức chế kém phát triển nên dễ bị đau và kích thích hơn trẻ bình thường, xúc giác cũng nhạy cảm hơn.

2. Sinh mổ

Em bé chào đời không bị ống sinh chèn ép, da, cơ, xương toàn thân chưa trải qua quá trình bị áp lực mạnh, một số hormone trong não tiết ra không đủ sẽ làm tăng độ nhạy xúc giác trong tương lai.

3. Những đứa trẻ thiếu thốn tình thương

Trẻ thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ từ nhỏ, chẳng hạn như cha mẹ ít có cơ hội ôm ấp, tiếp xúc thân mật, không có đủ thời gian để đồng hành cùng trẻ, tự nhiên trẻ không nhận được đủ kích thích, dễ bị nhạy cảm về xúc giác. 

4. Cha mẹ bao bọc quá mức

Cha mẹ bảo vệ con cái quá mức khiến các giác quan của trẻ không được phát triển đầy đủ. 

5. Ít kích thích xúc giác

0-6 tháng là giai đoạn vàng cho sự phát triển xúc giác của trẻ, giai đoạn này cha mẹ phải vuốt ve, xoa bóp cho trẻ nhiều hơn. Cha mẹ hãy để bé tập cầm nắm nhiều hơn, trải nghiệm cảm giác cọ xát da qua các vật dụng khác nhau và cải thiện khả năng nhận thức xúc giác.

Bé hay cáu kỉnh, nhạy cảm, tập trung kém, có thể mẹ đã bỏ qua đặc điểm này - Ảnh 4.

Cách cải thiện tình trạng nhạy cảm xúc giác ở trẻ

Trẻ nhạy cảm với xúc giác, cha mẹ hãy thử những phương pháp dưới đây để cải thiện:

- Tắm cho con thường xuyên hơn, trải nghiệm cảm giác do nước tạo ra. Bạn cũng có thể chuẩn bị một chậu nước lạnh nhỏ khi tắm, để trẻ cảm nhận được nhiệt độ nước nóng lạnh khác nhau, đồng thời tăng cường rèn luyện thần kinh da.

- Sử dụng các loại khăn có chất liệu khác nhau để giúp trẻ lau người, giúp trẻ chấp nhận các động chạm và kích thích khác nhau.

- Dùng lược giúp trẻ chải tóc kỹ hơn, kích thích da đầu giúp thư giãn.

- Dùng bàn chải mềm chà xát nhiều lần vào các bộ phận nhạy cảm trên cánh tay, ngực, lưng, bàn chân… của trẻ.

- Dùng tay vỗ nhẹ hoặc mạnh vào từng bộ phận trên cơ thể trẻ để cơ thể trẻ cảm nhận và tiếp xúc với những điểm mạnh khác nhau.

- Để trẻ nằm trên sofa hoặc giường, cù vào trẻ, tùy theo phản ứng của trẻ mà điều khiển độ mạnh và phần gãi.

- Đưa trẻ đi chơi ở bãi biển, nghịch bùn, để chúng chơi tự do hoặc có thể sử dụng các chậu đất cát, gạo, giấy vụn, đậu...

Tóm lại, những đứa trẻ nhạy cảm với mọi thứ cần cha mẹ kiên trì thay đổi dần dần theo thời gian. Khi tìm ra được nguyên nhân chính xác, tình trạng của trẻ sẽ được cải thiện.

Chia sẻ