Bé gái 1,5 tuổi nuốt 2 viên nam châm vào bụng chỉ vì hàng ngày nhìn thấy bà dùng nam châm chữa bệnh
Trẻ em luôn tò mò với mọi thứ xung quanh, vì thế chỉ một tích tắc lơ là của người lớn cũng có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm bởi bản tính tò mò của mình. Trường hợp của bé gái hơn 1 tuổi nuốt phải nam châm dưới đây là ví dụ điển hình cho điều đó.
Bác sĩ Ngô, tại Bệnh viện Trường Canh Lâm Khẩu (Đài Loan) mới tiếp nhận một trường hợp là bé Tiểu Ly (1,5 tuổi) tự ý mở túi zip của bà, lấy 2 viên nam châm nuốt vào bụng. Bên trong túi zip của bà gồm các viên nam châm nhỏ, mỗi ngày bà của bé Tiểu Ly thường dùng nam châm dán vào huyệt đạo, bởi bà nghe nói các viên nam châm có công dụng thúc đẩy tuần hoàn máu. Có lẽ vì nhìn thấy bà sử dụng các viên nam châm đó hàng ngày nên bé Tiểu Ly nảy sinh sự tò mò và đã lấy ra chơi rồi nuốt phải nam châm vào bụng.
Bác sĩ Ngô chia sẻ hình ảnh 2 viên nam châm của bé Tiểu Ly để nhắc nhở các cha mẹ cảnh giác hơn.
Bác sĩ Ngô đã tiến hành chụp X-quang cho bé Tiểu Ly và phát hiện viên nam châm đã vượt qua môn vị đến ruột. Đến buổi chiều, bác sĩ Ngô tiến hành chụp X-quang thêm lần nữa và phát hiện viên nam châm đã dịch chuyển.
Bác sĩ Ngô cho biết: "Trường hợp của bé Tiểu Ly, dị vật là viên nam châm có thể được bài tiết ra ngoài, bé Tiểu Ly có thể xuất viện về nhà mà không cần phẫu thuật hay tiến hành gắp nội soi".
Bác sĩ Ngô giải thích: "Thời gian thức ăn lưu lại trong đường ruột sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, tuổi của bé càng nhỏ thì thời gian thức ăn lưu lại trong đường ruột càng ngắn. Thức ăn sau khi được tiêu hóa trong dạ dày sẽ được bài tiết ra ngoài, thời gian là khoảng sau 1 ngày, nhanh nhất là 8 tiếng, chậm nhất là 3 ngày. Tùy vào thể trạng và dị vật mà trẻ nuốt, nếu dị vật là những đồ vật nhỏ, chúng có thể được bài tiết ra ngoài mà không cần can thiệp dao kéo hay gắp nội soi, trường hợp của bé Tiểu Ly rất may mắn vì dị vật không rơi vào đường thở".
Hình ảnh chụp X-quang cho thấy 2 viên nam châm trong ruột của bé.
- Hóc/nghẹn.
- Khó thở.
- Ho.
- Khò khè.
Nếu trẻ có thể nuốt được đồ vật đó và không bị mắc lại trong cổ họng thì các triệu chứng có thể sẽ không xuất hiện ngay. Khi đồ vật đã ở trong hệ tiêu hóa, nó sẽ di chuyển theo hệ tiêu hóa một cách tự nhiên (như thức ăn) hoặc sẽ gây ra các triệu chứng sau này, khi cơ thể không thể loại bỏ được các đồ vật ra ngoài.
Các triệu chứng có thể xảy ra khi một đồ vật bị mắc lại trong thực quản hoặc trong ruột bao gồm:
- Nôn mửa.
- Chảy nước dãi.
- Nôn khan.
- Đau ngực hoặc đau họng.
- Không ăn được gì.
- Đau bụng.
- Sốt.
Dị vật bị tắc nghẽn trong cơ thể trong khoảng thời gian dài mà không được điều trị có thể sẽ gây ra nhiễm trùng, ví dụ như viêm phổi sặc tái phát. Tình trạng này có thể để lại hậu quả là đau ngực, ho có đờm và khò khè. Đôi khi, sốt cũng sẽ đi kèm với các triệu chứng trên.
Trẻ nhỏ có thể hóc nghẹn vì bản tính tò mò của mình (Ảnh minh họa).
Các vật nhọn có thể sẽ đâm vào thực quản hoặc ruột. Những viên pin nhỏ, như pin đồng hồ đeo tay, sẽ gây ra các tổn thương mô.
Nếu bạn nghi ngờ con mình đã nuốt phải vật lạ, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay để chụp X-quang, soi phế quản dò tìm vị trí vật lạ. Bạn cũng có thể sẽ phải cung cấp cho bác sĩ danh sách các triệu chứng khiến bạn nghi ngờ là trẻ đã nuốt phải vật lạ.
Nếu trẻ không thể thở được do đường thở bị tắc nghẽn, thì sẽ cần phải điều trị cấp cứu, dị vật có thể được loại bỏ ra khỏi đường thở bằng việc thổi ngạt.
Nếu trẻ không hóc phải dị vật mà có thể nuốt được vật đó, bác sĩ sẽ quyết định là có nên đợi xem cơ thể có thể tự loại bỏ vật đó một cách bình thường không. Bạn cần theo dõi trẻ nếu xuất hiện các triệu chứng, như nôn mửa, sốt hoặc đau, đồng thời cũng nên theo dõi phân để xem liệu vật đó đã được loại bỏ ra ngoài hay chưa.
Bác sĩ sẽ điều trị ngay lập tức nếu dị vật gây ra đau đớn hoặc gây tổn thương thực quản hoặc ruột. Thời điểm này có thể sẽ cần phải phẫu thuật mở hoặc mổ nội soi để loại bỏ dị vật ra ngoài.
Nguồn: Health