Bé con 2 tuổi bị nói lắp, phải làm sao?

,
Chia sẻ

Một phụ huynh băn khoăn: ‘Bé nhà tôi 2 tuổi và bắt đầu nói lắp. Điều này có bình thường so với độ tuổi của bé không?’.

Tham khảo câu trả lời từ Ivillages:

Nói lắp là hiện tượng bị lặp lại từ (cụm từ) khi các bé phát âm. Phần lớn các bé nói lắp đều hiểu mình muốn nói gì nhưng lại khó khăn trong diễn đạt. Các bé trong giai đoạn học nói (2-4 tuổi) thường mắc tật này hơn cả. Một số trường hợp ít, bé bắt đầu bị nói ắp ở tuổi lên 5.

Nguyên nhân là do các bé nôn nóng muốn trình bày ý kiến hoặc bé vẫn chưa đủ vốn từ vựng để diễn đạt. Nói lắp cũng có liên quan đến tiền sử gia đình của các bé: Nếu anh (chị) hoặc một người thân trong gia đình bị nói lắp, bé có thể dễ dàng bắt chước theo tật này. Do đó, tật nói lắp rất thường gặp ở các bé, với từng mức độ nhiều – ít khác nhau.

Theo thống kê, khoảng 5% các bé mắc chứng nói lắp trong vòng vài tháng liên tục hoặc thỉnh thoảng lại bị tái phát tật nói lắp. Khoảng 80% các bé nói lắp sẽ tự nhiên “khỏi bệnh” khi bé lớn hơn.

Tham khảo cách xử trí như sau:

Hãy kiên nhẫn lắng nghe những gì bé nói, không phải cách diễn đạt của bé. Để bé hoàn thành lại câu vừa bị nói lắp. Đồng thời, bạn nên chăm chú vào bé khi lắng nghe bé nói. Tránh nói thay bé.

Sau khi bé đã nói hết, hãy nhắc lại thật chậm câu của bé; chẳng hạn, nếu bé nói: “Con, con nhìn thấy con mèo” thì bạn có thể nhấn mạnh lại đơn giản: “À, con thấy con mèo à. Con mèo thật đẹp”. Hãy đợi một vài giây trước khi đáp lại bé vì điều này giúp bé bình tĩnh, tự tin với phần trả lời của mình.

Ở tuổi lên 2, bé muốn giao tiếp nhiều nhưng vì từ vựng và cú pháp có hạn nên khiến giao tiếp không trôi chảy. Đôi khi, cha mẹ nhẫm điều này với bé nói lắp nhưng chính sự lóng ngóng này sẽ giúp kỹ năng ngôn ngữ được cải thiện. Trường hợp này, bạn có thể chờ bé lớn hơn (năm sau) khi khả năng ăn nói tốt lên. Ngược lại, nếu bé vẫn nói lắp, cần kiêm tra xem nói lắp ở bé có phải mạn tính không. Nếu nói lắp là mạn tính, các trị liệu từ chuyên gia ngôn ngữ sẽ giúp ích cho bé.

Theo Mẹ và Bé


Chia sẻ