Bé có giun kim ở hậu môn
Cháu gái tôi 3 tuổi, hay ngứa vùng hậu môn, đi phân lỏng, biếng ăn. Gần đây tôi hay bắt được giun kim cho cháu. Tôi có thể tẩy giun kim cho cháu bằng cách nào?
(Nguyễn Hồng Hoa - Kim Liên - Hà Nội)
Trả lời:
Người lớn có thể phát hiện trẻ mắc giun kim khi trẻ có những biểu hiện như: ngứa hậu môn, bắt được giun kim ở hậu môn của trẻ, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng, nhầy, có thể tiêu chảy, trẻ biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ.
Tình trạng nhiễm giun kim kéo dài có thể làm cơ thể trẻ suy giảm sức đề kháng, da xanh, chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ, trẻ khó ngủ, biếng ăn dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng vì vậy cần điều trị kịp thời.
Nhiều trẻ mắc giun kim có thể dẫn đến những trường hợp nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa, giun đi lạc chỗ như vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang… gây hiện tượng viêm nhiễm.
Từ 7 tháng tuổi trẻ đã biết bò nên rất dễ nhiễm giun kim và nhiều loại giun sán cho trẻ hay lê la trên sàn, mút tay, cho đồ chơi vào miệng,... Tuy nhiên, các bác sỹ khuyến cáo, chỉ tẩy giun cho trẻ từ 24 tháng tuổi.
Tẩy giun cần kết hợp với vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tái phát như: rửa tay, rửa vùng kín mỗi khi bé tiểu tiện, đặc biệt là rửa sạch hậu môn vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, không cho bé mút tay và cho đồ chơi vào mồm, vệ sinh sạch sẽ khu vực vui chơi của bé...
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách phòng giun sán cho trẻ
Tẩy giun cho bé phải dùng đúng liều lượng, đủ thời gian và có khi phải lặp lại đợt khác để tránh tái nhiễm.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y Dược TP.HCM), thuốc Mebendazolcó thể dùng cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.
Mebendazol là thuốc trị giun được ghi trong danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam. Đây là thuốc có hoạt phổ rộng, tức là công hiệu trị cùng lúc các loại giun: giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc. Tác động bằng cách ức chế, ngăn cản sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun.
Mebendazol không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau, khi dùng thuốc không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc tẩy xổ giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.
Liều dùng: uống 100mg hai lần trong ngày (sáng và chiều), uống trong ba ngày. Hoặc uống một liều duy nhất 500mg để trị các loại giun. Nên uống liều lặp lại sau 2-4 tuần.
Mebendazol là tên dược chất, tên biệt dược có nhiều tên khác nhau như Fugacar, Vermifar…
Như vậy, cháu gái chị đã 3 tuổi có thể dùng được thuốc này. Tuy nhiên, chị nên hỏi thêm bác sỹ và dược sỹ bán thuốc để biết thêm chi tiết.
Ngoài ra, đông y có các bài thuốc trị giun kim bằng thảo dược có thể tham khảo như:
Rau sam: Lấy khoảng 50g rau sam đã rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, thêm đường hoặc muối cho dễ uống. Uống liền trong 3-5 ngày.
Hạt bí: Dùng 30-50g hạt bí giã nát. Ngày uống hai lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.
Trả lời:
Người lớn có thể phát hiện trẻ mắc giun kim khi trẻ có những biểu hiện như: ngứa hậu môn, bắt được giun kim ở hậu môn của trẻ, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng, nhầy, có thể tiêu chảy, trẻ biếng ăn, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ.
Tình trạng nhiễm giun kim kéo dài có thể làm cơ thể trẻ suy giảm sức đề kháng, da xanh, chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ, trẻ khó ngủ, biếng ăn dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng vì vậy cần điều trị kịp thời.
Nhiều trẻ mắc giun kim có thể dẫn đến những trường hợp nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa, giun đi lạc chỗ như vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang… gây hiện tượng viêm nhiễm.
Từ 7 tháng tuổi trẻ đã biết bò nên rất dễ nhiễm giun kim và nhiều loại giun sán cho trẻ hay lê la trên sàn, mút tay, cho đồ chơi vào miệng,... Tuy nhiên, các bác sỹ khuyến cáo, chỉ tẩy giun cho trẻ từ 24 tháng tuổi.
Tẩy giun cần kết hợp với vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tái phát như: rửa tay, rửa vùng kín mỗi khi bé tiểu tiện, đặc biệt là rửa sạch hậu môn vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, không cho bé mút tay và cho đồ chơi vào mồm, vệ sinh sạch sẽ khu vực vui chơi của bé...
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách phòng giun sán cho trẻ
Tẩy giun cho bé phải dùng đúng liều lượng, đủ thời gian và có khi phải lặp lại đợt khác để tránh tái nhiễm.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y Dược TP.HCM), thuốc Mebendazolcó thể dùng cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.
Mebendazol là thuốc trị giun được ghi trong danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam. Đây là thuốc có hoạt phổ rộng, tức là công hiệu trị cùng lúc các loại giun: giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc. Tác động bằng cách ức chế, ngăn cản sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun.
Mebendazol không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau, khi dùng thuốc không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc tẩy xổ giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.
Liều dùng: uống 100mg hai lần trong ngày (sáng và chiều), uống trong ba ngày. Hoặc uống một liều duy nhất 500mg để trị các loại giun. Nên uống liều lặp lại sau 2-4 tuần.
Mebendazol là tên dược chất, tên biệt dược có nhiều tên khác nhau như Fugacar, Vermifar…
Như vậy, cháu gái chị đã 3 tuổi có thể dùng được thuốc này. Tuy nhiên, chị nên hỏi thêm bác sỹ và dược sỹ bán thuốc để biết thêm chi tiết.
Ngoài ra, đông y có các bài thuốc trị giun kim bằng thảo dược có thể tham khảo như:
Rau sam: Lấy khoảng 50g rau sam đã rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, thêm đường hoặc muối cho dễ uống. Uống liền trong 3-5 ngày.
Hạt bí: Dùng 30-50g hạt bí giã nát. Ngày uống hai lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.
Lan Anh
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)