Bé 5 tháng tuổi trải qua 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ trước khi tử vong do bố vô ý rung lắc trẻ

NT,
Chia sẻ

Bị rung lắc quá mạnh, dẫn tới 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ, hậu quả là 1 bé gái đã tử vong.

Trên thế giới đã có rất nhiều cảnh báo về hành động rung lắc trẻ sơ sinh. Hậu quả của hành động vô ý thức này có thể làm cho bố mẹ ân hận suốt đời, do di chứng để lại cho bé rất nặng nề. Một vụ tai nạn thương tâm lại tiếp tục xảy ra với bé gái Rymer 5 tháng tuổi đến từ Mỹ sau khi cô bé bị chính bố dượng Mason Kamrowski bế và rung lắc tại nhà trong lúc mẹ bé đi ra ngoài và nhờ trông bé.

Mason Kamrowski, 20 tuổi, đã bị kết án tội làm chết bé Brynley Rachelle Rymer (5 tháng tuổi) và bị kết án tù 22 năm vào thứ tư ngày 27 tháng 11 vừa qua.

Ngày 21/5/2018, Kamrowski trông coi bé Rymer khi mẹ bé đi mua sắm. Khoảng 6:30 chiều hôm đó, Kamrowski vội đưa Brynley đến Bệnh viện Altru cấp cứu. Các bác sĩ cho biết bé gái bị ba cơn đau tim và hai lần đột quỵ trên đường đến bệnh viện, trước khi chết vào ngày hôm sau. 

Bé gái 9 tháng tuổi trải qua 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ trước khi tử vong do bố mẹ vô ý làm một việc - Ảnh 1.

Bé gái được bố tung hứng, lắc mạnh và hậu quả bé bị 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ và tử vong chỉ 1 ngày sau đó (Ảnh minh họa).

Nguyên nhân được cho là bé gặp phải hội chứng rung lắc (Shaken Baby Syndrome) khiến não bộ tổn thương và gây ra hàng loạt các tai biến nghiêm trọng như vậy.

Mắc dù hậu quả của việc rung lắc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đã được cảnh báo khá nhiều, nhưng vẫn có rất nhiều bậc cha mẹ, người trông trẻ còn thờ ơ và chưa hiểu rõ về tác hại vô cùng nghiêm trọng mà nó có thể để lại cho trẻ, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của trẻ. Do cổ bé còn yếu và chưa thể nâng đỡ được phần đầu nên khi có lực tác động mạnh sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng có thể kể đến như trẻ bị xuất huyết não, hôn mê sâu, chấn thương suốt đời như mù, liệt, thậm chí tử vong.

Bé gái 9 tháng tuổi trải qua 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ trước khi tử vong do bố mẹ vô ý làm một việc - Ảnh 2.

Hội chứng rung lắc ở trẻ em gây nhiều tổn thương nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tương lai của trẻ (Ảnh minh họa)

Hội chứng rung lắc ở trẻ em xảy ra do thói quen vô ý và thiếu hiểu biết của người lớn khi rung lắc trẻ sơ sinh để dỗ ngủ, tung con lên cao để chọc cho bé vui cười, lay con giận dữ vì trẻ khóc ngằn ngặt cũng dễ dẫn đến hội chứng này.

5 biện pháp phòng ngừa nhằm giúp cha mẹ hạn chế và tránh tình huống xấu, trong đó có rung lắc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1. Tập hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh

Học cách bình tĩnh bằng cách hít thở sâu được chứng minh giúp bố mẹ giảm căng thẳng, kiềm chế cảm xúc tốt hơn khi phải xử lý tình huống con quấy khóc thay vì cáu giận và rung lắc bé thật mạnh.

Cách hít thở: Hít thật sâu qua mũi đồng thời căng bụng trong 5 giây, thở ra bằng miệng từ từ và nhẹ nhàng trong 5 giây. Lặp lại các bước này trong 3-5 phút để giải tỏa căng thẳng.

2. Chia sẻ công việc

Chăm sóc trẻ nhỏ cùng với hàng tá việc trong nhà và bên ngoài sẽ khiến các bà mẹ mệt nhoài, quá tải. Hãy chia sẻ bớt công việc và nhờ sự trợ giúp của người thân, người giúp việc. Mục đích nhằm làm giảm tải khối lượng công việc để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi cũng như chăm sóc trẻ tốt hơn, hạn chế phát sinh những tình huống xấu.

Bé gái 9 tháng tuổi trải qua 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ trước khi tử vong do bố mẹ vô ý làm một việc - Ảnh 3.

3. Ngủ đủ giấc

Thông thường người mẹ sẽ bị mất ngủ, thiếu ngủ trong vòng 1 năm đầu sau khi con chào đời. Nhưng sự vất vả khi chăm sóc trẻ nhỏ vẫn có thể kéo dài, người mẹ rất dễ bị mệt mỏi, kiệt sức, trở nên dễ cáu gắt hơn, ít kiên nhẫn hơn và có nhiều khả năng hành động bốc đồng. Một giấc ngủ ngon, sâu giấc sẽ giúp người mẹ lấy lại sức và tránh mắc sai lầm.

4. Tăng cường trau dồi kiến thức, tinh thần

Trong quá trình nuôi con, mẹ hãy tích cực tham gia thêm các khóa đào tạo, học tập để nâng cao kiến thức, có cơ hội chia sẻ tâm tư, tình cảm cũng như thắc mắc chưa biết hỏi ai. Chắc chắn mẹ sẽ tìm được sự đồng cảm và nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Bé gái 9 tháng tuổi trải qua 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ trước khi tử vong do bố mẹ vô ý làm một việc - Ảnh 4.

Không có cha mẹ nào là hoàn hảo và ai cũng cần có một quá trình học tập cũng như thực hành lâu dài (Ảnh minh họa)

5. Bớt ảo tưởng và nhìn đúng thực tế

Làm cha mẹ thực tế khác xa với những gì cha mẹ vẫn nghĩ, đó không phải là giấc mơ toàn màu hồng, nơi bố mẹ chỉ cần ngồi và chơi với em bé, còn bé luôn cười và nằm yên. Mẹ cần biết kiềm chế những kỳ vọng và nhắc nhở bản thân rằng nuôi con không phải là một hành trình dễ dàng, nhưng nó sẽ dần tốt đẹp và dễ chịu hơn. Ai cũng có thể mắc sai lầm, quan trọng là bài học rút ra và cần được cải thiện. Không có cha mẹ nào là hoàn hảo và ai cũng cần có một quá trình học tập cũng như thực hành lâu dài.

Nguồn: Parent, Health

Bé 5 tháng tuổi trải qua 3 cơn đau tim, 2 lần đột quỵ trước khi tử vong do bố vô ý rung lắc trẻ - Ảnh 6.

Chia sẻ