Bắt bệnh qua dáng đi của bé
Khi trẻ bắt đầu tập đi, dáng đi của bé nói lên rất nhiều điều. Cha mẹ nên chú ý để uốn nắn kịp thời cho con.
Đi như một cao bồi
Kẹp hai đùi vào khi bước đi
Khi bé đi, hai chân giống như chữ X, thường không muốn đi (hoặc mới đi được một đoạn đã đòi bế lên), những đứa trẻ không thích vận động như vậy thường rất dễ thấy. Có người gọi đó là “hội chứng nặng mông”, có lúc do thiếu sự rèn luyện cơ bắp. Thông thường chỉ cần tiến hành rèn luyện một chút, thậm chí khi bé đã 8 tuổi cũng có thể dùng phương pháp này để uốn nắn dáng đi của bé.
Luôn té ngã
Bé đã biết đi được nửa tháng, vậy tại sao lại luôn té ngã? Một đứa trẻ bình thường khoảng một năm rưỡi là biết đi. Sau khi bước những bước đầu tiên, cần từ 3 đến 6 tháng trẻ mới khống chế được đôi chân. Không có quá trình té ngã, không thể khống chế được bước chân của mình. Tuy nhiên trong thời gian này, bắp thịt chưa hẳn cường tráng, cho đến khi giữ được thăng bằng thì tai cũng cần một ít thời gian để ghi nhớ những thông số. Tuy nhiên đến khoảng 2 tuổi, nếu bước đi mà bé vẫn té ngã, (trừ trường hợp bé cố ý ) thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện, nếu bác sỹ không phát hiện được khiếm khuyết ở hệ thần kinh, thì bạn nên đưa bé đến khám ở khoa chỉnh hình để loại bỏ nguyên nhân kết cấu xương có vấn đề.
Đi như cua bò
Hai chân của bé hướng vào trong, giống như cái kìm lớn. Đối với những bé mới tập đi, hiện tượng trên rất hay gặp. Đối với trẻ được vài tuổi, khi đi, đầu hướng về phía trước, khiến hai đùi hướng vào trong. Khoảng trên dưới 3 tuổi, khi bắp đùi và cẳng chân của bé đã khoẻ mạnh, dáng đi đó sẽ mất đi. Nếu như hai chân của bé luôn hướng vào trong, khiến bạn cảm thấy dáng đi đó không đẹp, vậy thì khi bé đang ngồi chơi dưới đất bạn nên chú ý để hai chân của bé xếp bằng, thay vì để bé đứng, hoặc có thể cho bé đi loại giầy cứng, khoảng chưa đầy một năm thì có thể sửa được dáng đi này.
Đi như vịt