Bác sĩ tiết lộ sự thật về việc giãn nở cổ tử cung và cách kích thích để nhanh sinh nở

Minh Phương,
Chia sẻ

Trong quá trình sinh nở, cổ tử cung của người mẹ dần giãn dần để chào đón một sinh linh bé nhỏ ra đời. Dưới đây là điều các mẹ cần biết để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Giai đoạn vượt cạn cơ thể người mẹ trải qua rất nhiều thay đổi. Cơn gò liên tục và dữ dội là dấu hiệu cho thấy bạn bắt đầu chuyển dạ. Ngoài ra còn một mặt quan trọng khác của sinh con tự nhiên đó là sự giãn nở cổ tử cung.

Khi bắt đầu chuyển dạ, thành cổ tử cung của người mẹ mở và giãn dần để tạo không gian cho em bé ra ngoài. Tuy nhiên nhiều bà mẹ không có biểu hiện gì khi tử cung giãn nở nên hoàn toàn không nhận biết được thay đổi của cơ thể.

Bác sĩ sản khoa Christopher Chong và Peter Chew từ bệnh viện Gleneagles, Singapore đã đưa ra những thông tin rất quan trọng giúp các bà mẹ trang bị kiến thức cần thiết trước ngày vượt cạn.

1. Độ giãn nở tử cung cho biết giai đoạn chuyển dạ đến đâu

Khi vào phòng sinh, các y tá sẽ tiến hành kiểm tra sự thay đổi của âm đạo, nhằm theo dõi giai đoạn chuyển dạ của bạn đến đâu. Bác sĩ Chew giải thích: “Ở giai đoạn đầu, tử cung mở khoảng 3cm. Giai đoạn tiếp theo tử cung mở từ 3 – 7cm. Và bước cuối cùng đón con chào đời, tử cung mở hoàn toàn ở 10cm”.

Bác sĩ tiết lộ sự thật về việc giãn nở cổ tử cung và cách kích thích để nhanh sinh nở - Ảnh 1.

Bên cạnh độ mở, độ dày của thành tử cung cũng thay đổi sau quá trình sinh, trở nên mềm, ngắn và mỏng hơn.

2. Nhưng nó không dự báo được thời điểm em bé chào đời

Trên thực tế thời gian tử cung mở là khác nhau trong các lần sinh nở. Theo bác sĩ Chong, với những bà mẹ mang thai lần đầu, trung bình tử cung mở 1cm/1 giờ, như vậy cả quá trình sẽ mất 10 giờ đồng hồ.

Tử cung của phụ nữ đã từng trải qua sinh nở thì có tốc độ mở nhanh hơn. Bác sĩ Chew giải thích: “Đối với trường hợp đã qua sinh nở, quá trình mở rộng tử cung trung bình từ 1,2 – 1,5cm/1 giờ.

3. Tử cung giãn nở không kèm theo cơn gò

Nếu bạn từng phá thai, phẫu thuật xâm lấn tử cung, như sinh thiết hoặc chấn thương tâm lý thì tử cung có thể trải qua quá trình giãn nở mà không kèm theo đau đớn của cơn co thắt. Bác sĩ Chew cho biết thêm: “Tử cung chưa thể trở lại trạng thái ban đầu trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh”.

Một số trường hợp sản phụ có tử cung yếu, kết cấu lỏng dễ bị phân tách có nguy cơ cao đối mặt với khả năng sinh non.

Nhiều người không hề biết tử cung đang giãn nở nếu không tiến hành kiểm tra, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ dẫn đến nguyên nhân chuyển dạ sớm. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu:

- Ra nhiều máu.

- Vỡ túi nước ối.

- Cơn gò dữ dội và liên tục.

Bác sĩ tiết lộ sự thật về việc giãn nở cổ tử cung và cách kích thích để nhanh sinh nở - Ảnh 2.

4. Tử cung không giãn nở hoàn toàn

Bác sĩ Chong giải thích, khung xương chậu hẹp có thể là nguyên nhân khiến cổ tử cung không giãn nở hoàn toàn mà chỉ đạt khoảng 5 – 6 cm. Trong trường hợp này, lời khuyên của bác sĩ là tiến hành mổ đẻ để mẹ và bé đều an toàn.

5. Cách tác động an toàn để đẩy nhanh độ giãn nở tử cung

Bác sĩ Chong cho biết phần đầu của em bé sẽ đẩy xuống trước và cọ sát vào tử cung để kích thích sản sinh hoóc-môn thúc đẩy quá trình giãn nở. Dưới đây là một số cách làm đơn giản mẹ có thể thực hiện để tử cung mở nhanh hơn và an toàn:

- Đi bộ: Sự kết hợp giữa chuyển động và trọng lượng cơ thể sẽ làm tăng áp lực khiến đầu em bé dồn xuống tử cung.

- Kích thích núm vú: Đôi khi chà xát núm vú cũng góp phần đẩy nhanh quá trình sinh nở. Cách này sẽ giúp tăng tốc độ giải phóng oxytocin - chất gây co bóp tử cung.

- Sử dụng bóng tập thể dục: Ngồi lên một quả bóng tập thể dục và dang rộng chân, tập các động tác nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình rặn đẻ.

Bác sĩ Chong cũng cho biết thêm các loại thuốc có khả năng đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Loại Hormon như prostaglandin có tác dụng làm tử cung co giãn nhanh và mỏng ra. Oxytocin cũng góp phần tăng tốc độ co bóp.

Bác sĩ tiết lộ sự thật về việc giãn nở cổ tử cung và cách kích thích để nhanh sinh nở - Ảnh 3.

6. Không nên tự kiểm tra tử cung

Có nhiều hướng dẫn để tự kiểm tra độ giãn nở của cổ tử cung nhưng lời khuyên của bác sĩ là các mẹ bầu không nên tự thực hiện. Bởi nguy cơ nhiễm trùng là rất lớn, đặc biệt khi bạn không rửa sạch tay với xà phòng. Bác sĩ Chew khẳng định rằng cách tự đánh giá này cũng không chính xác như mọi người tưởng. Đây là nhiệm vụ của người có chuyên môn như bác sĩ sản khoa.

Nguồn: parents

Chia sẻ