Bác sĩ nhi khoa tiết lộ nỗi "sợ hãi" thực sự của các bé sơ sinh khi mới chào đời khiến ai cũng sẽ bất ngờ
Các bé sơ sinh khi vừa mới chào đời có thấy sợ hãi điều gì không? Lời giải thích của bác sĩ nhi khoa chắc hẳn sẽ khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác.
Có phải tất cả các bé sơ sinh mới sinh ra đã biết sợ hãi? Theo Gina Posner, bác sĩ nhi khoa tại Trung tâm y tế Memorial Care Orange Coast ở Fountain Valley, California (Mỹ) chia sẻ thì trẻ em khi sinh ra không sợ bất cứ điều gì. "Biết sợ hãi là hành vi do học được. Trẻ thường không phản ứng với bất cứ điều gì bé nghe thấy trong thai kỳ - bé đã quen với tiếng chó sủa, tiếng sấm chớp, máy hút bụi... Tiếng ồn bé chưa từng nghe thấy trước đây có thể khiến bé giật mình, nhưng bên trong tử cung vốn rất to, vậy nên các bé sẽ quen với tiếng động lớn".
Nhưng từ khi nào trẻ trở nên sợ hãi mọi thứ? Bác sĩ Posner cho biết điều đó có thể xảy ra sớm nhất trước 1 tuổi, khi trẻ bắt đầu sợ những điều "bất thường" theo cảm nhận của trẻ. Với chứng sợ bóng tối, hầu hết trẻ gặp phải ở năm 2 tuổi, theo Posner. "Vào tầm tuổi đó, trí tưởng tượng của trẻ là vô biên và trẻ bắt đầu thấy bóng tối, sợ hãi nhiều thứ. Một số tiếp tục sợ, một số khác lớn lên và hết sợ".
Một điều khiến các bé sơ sinh giật mình, hay đúng hơn là "sợ", đó là phản xạ giật mình mà bé có từ khi sinh ra. Bạn có từng thấy bé của bạn đột nhiên giật nảy người hoặc khóc ngay khi bạn đặt bé xuống? "Đó là bởi các bé đã trong bụng mẹ suốt 9 tháng, đây là một môi trường rất chặt chẽ. Khi ra ngoài, bé phải tiếp xúc với một môi trường không được kiểm soát nhiệt độ và có sự chặt chẽ như tử cung và trẻ sẽ có phản xạ giật mình. Tôi xin nói rằng đó chính là "nỗi sợ bị rơi xuống", bác sĩ Gina Posner giải thích.
Trẻ chỉ thích được cuốn chặt chẽ và ấm áp để chúng cảm thấy an toàn như khi ở trong bụng mẹ. Điều đó giải thích tại sao bé lại rất thoải mái khi được quấn tã. Có thể bé sẽ có những nỗi sợ khi lớn lên, nhưng về cơ bản, trẻ em không hề sinh ra với bất kỳ nỗi sợ nào cả - biết sợ là việc bé học được trong quá trình lớn lên.
Nguồn: Romper