Bà nội thẳng thừng từ chối chuyện trông cháu khiến mẹ bỉm giận dỗi, lý do vì sao nhiều ông bà ngày nay ''ngại'' chăm nom cháu nội - ngoại?

San San,
Chia sẻ

Ngày càng nhiều bà nội, bà ngoại ''ngại'' trông cháu, nếu là một người con hiếu thảo thì thay vì trách móc, hãy hiểu cho mẹ.

Sau thời gian ở cữ 6 tháng, hầu hết chị em phụ nữ đều phải quay trở lại công việc. Giao con cho ai chăm sóc là một câu hỏi lớn của bất kì gia đình nào. Với những nhà có sự trợ giúp từ bà nội hay bà ngoại thật sự quá may mắn. Theo quan điểm của nhiều người, thông thường, bà sẽ ở chung nhà nên việc nhờ bà là hợp lý hơn cả, thêm vào đó, bà rất yêu cháu nên nếu được bà tự tay chăm nom thì mẹ bỉm sẽ hoàn toàn yên tâm.

Ngoài ra, ông bà có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, điều này có lẽ là ưu điểm lớn nhất so với bố mẹ mới có con lần đầu. Ông bà sẽ biết khi nào đứa trẻ khóc vì đói bụng hay khó chịu. Không chỉ thế, ông bà nào cũng yêu thương con cháu mình. Họ sẽ tình nguyện làm hết mọi thứ sao cho cháu của mình luôn cảm thấy thoải mái và vui vẻ nhất. Họ không tiếc tiền mua đồ đẹp, bỏ thời gian dẫn cháu đi chơi, luôn quan tâm tới sức khỏe của cháu... Đôi khi, bạn sẽ nhận ra tình yêu thương ông bà dành cho cháu không thua kém gì bố mẹ chúng.

Mới đây, một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện của bản thân lên mạng xã hội. Cụ thể, bà mẹ 1 con tỏ ra tức giận, khó chịu vì nhờ bà nội trông cháu nhưng bà thẳng thừng từ chối. Người này cho hay bà là bà nội, lại sống cùng nhà tại sao lại không chịu nhận chăm cháu. Nếu không có bà trông, hai vợ chồng sẽ phải tính phương án tìm người giúp việc, tìm trường lớp trông vừa tốn kinh phí mà chẳng thể yên tâm được.

Bà nội thẳng thừng từ chối chuyện trông cháu khiến mẹ bỉm bực tức, lý do vì sao nhiều ông bà ngay nay ''ngại'' chăm nom cháu nội - ngoại? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Chị tỏ ra trách móc vì bà không thương con cái mà cứ đẩy con vào thế khó. Chị cũng cho rằng bà ngoại chỉ là người hỗ trợ thôi chứ không thể thay thế bà nội được. Nhận được lời nhờ vả từ con dâu, mẹ chồng đáp lại: ''Mẹ cũng mới nghỉ hưu, thật sự rất mệt, tuổi cao với lại nhiều vấn đề nên mẹ không trông được cháu đâu, giờ chỉ mong tận hưởng cuộc sống thêm chút thôi''.

Người mẹ này cho rằng bà nội quá ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình mà không nghĩ đến những gì các con phải đối mặt. Chị bức xúc ''Cần thì mới nhờ mà bà không giúp, cháu mình chứ có phải cháu hàng xóm đâu mà không chăm nom, nghỉ hưu rảnh rỗi thì trông cháu chứ lại đi tận hưởng trong khi các con nai lưng ra làm, có phải ai cũng có cháu mà chăm đâu, đằng này...''.

Khi bị con dâu tỏ thái độ giận dỗi ra mặt, bà chỉ còn biết buồn rầu. Bà nói với con dâu: ''Mong con thông cảm và hiểu cho mẹ, mẹ thương cháu nhưng rất ngại việc bản thân lỗi thời, không phù hợp với sự hiện đại của các con, lâu dài cháu sẽ bị ảnh hưởng mà các con cũng không vừa ý''. Nghe mẹ chồng nói vậy, mẹ bỉm đã xin lỗi mẹ lập tức.

Bà nội thẳng thừng từ chối chuyện trông cháu khiến mẹ bỉm bực tức, lý do vì sao nhiều ông bà ngay nay ''ngại'' chăm nom cháu nội - ngoại? - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Thế nhưng trên thực tế, càng ngày càng có nhiều bà nội - bà ngoại ''ngại'' và tự chối chuyện chăm sóc cháu nhỏ. Lý do được đưa ra như sau:

Khác biệt thế hệ trong quan điểm nuôi dạy con 

So với ngày xưa, phương pháp giáo dục hiện tại đã có quá nhiều thay đổi, từ chuyện chăm con ốm, ăn dặm ra sao, uống thuốc thế nào... cũng không còn giống như xưa. Ngày nay, các bậc phụ huynh nuôi con theo phương pháp khoa học và hiện đại, quan điểm giáo dục cũng thay đổi từng ngày. Đôi khi những gì ông bà làm có thể đi chệch hướng so với các phương pháp giáo dục hiện nay.

Ví dụ như trẻ em bây giờ sau 6 tháng mới bắt đầu ăn dặm, 1 năm đầu không ăn gia vị, dưới 1 tuổi không uống mật ong... Việc cho con ăn cũng có nhiều phương pháp như ăn dặm kiểu Nhật, BLW chứ không chỉ là ăn dặm truyền thống. Ngoài ra, phụ huynh hiện tại hướng tới phương pháp giáo dục không đòn roi... có thể không còn phù hợp với thế hệ ngày xưa nữa.

Sự khác biệt này dễ dẫn đến những quan điểm bất đồng khi mẹ và bà cùng chăm sóc một đứa trẻ. Rõ ràng, ai cũng yêu thương và muốn điều tốt đẹp nhất cho bé nhưng sự trái ngược trong cách nuôi dạy dễ khiến bà và mẹ xảy ra bất đồng. Ở nhiều gia đình, chuyện cãi vã xảy ra như cơm bữa cũng một phần là do mỗi người một suy nghĩ về chuyện chăm con.

Bởi vậy, nhiều mẹ chồng hiện nay có xu hướng tránh chuyện trông cháu bởi không muốn xảy ra bất đồng với con dâu.

Bà nội thẳng thừng từ chối chuyện trông cháu khiến mẹ bỉm bực tức, lý do vì sao nhiều ông bà ngay nay ''ngại'' chăm nom cháu nội - ngoại? - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Sức khoẻ không cho phép

Đây là một trong những lý do khiến càng ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu. Trông nom một đứa trẻ vốn dĩ không hề đơn giản. Khi bé đến tuổi biết bò, biết đi rồi chạy, bà già yếu rồi thì việc trông cháu sẽ khó khăn hơn. Bên cạnh đó còn phải cho cháu ăn uống, tắm giặt, đi chơi... cũng là quá sức với nhiều người.

Một số bà tuổi cao sức yếu sẽ dễ mắc nhiều bệnh, sợ lây sang cho cháu. Cũng vì vậy mà việc bà từ chối trông nom cháu cũng là điều dễ hiểu. Họ quan niệm cố gắng sống khoẻ, sống vui để không bị mắc bệnh đã là rất tốt rồi.

Bà nội thẳng thừng từ chối chuyện trông cháu khiến mẹ bỉm bực tức, lý do vì sao nhiều ông bà ngay nay ''ngại'' chăm nom cháu nội - ngoại? - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ.

Muốn dành thời gian cho bản thân mình

Suốt thời trẻ, các bà đã vất vả đi làm kiếm tiền, chăm sóc chồng con, nên đến một mức tuổi nào đó, họ có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng những thú vui khác trong cuộc sống. Đây cũng là nhu cầu cần thiết và chính đáng, nếu là một người con hiếu thảo, bạn nên ủng hộ thay vì trách móc bố mẹ mình.

Nhìn chung, nhiều người già có tư tưởng tiến bộ đã có suy nghĩ rằng ''con ai người ấy nuôi''. Có nghĩa là bản thân chỉ nên đưa ra lời khuyên, thi thoảng giúp đỡ trông cháu một vài hôm chứ không thể hoàn toàn thay thế vai trò của bố mẹ đối với con cái. Chính vì vậy, những bố mẹ trẻ nên có trách nhiệm hơn trong việc nuôi con, không thể phụ thuộc vào ông bà.

Việc giao phó con cái cho ông bà hay người giúp việc đều có những mặt ưu/ nhược điểm. Tuy nhiên, dù bố mẹ có đồng ý hay không, bạn nên tôn trọng và cố gắng tìm ra giải pháp cho bản thân hơn là trách móc hay khó chịu với ông bà.

Chia sẻ