8 thời điểm quan trọng để phát triển trí thông minh của bé
Nắm bắt được quá trình phát triển trí lực của trẻ trong 8 thời điểm quan trọng có thể giúp bố mẹ tìm ra phương pháp bồi dưỡng và nâng cao trí thông minh của bé.
5 tuần đầu
Trong thời gian này, các cơ quan trong cơ thể bé phát triển nhanh chóng, tất cả các giác quan đều bắt đầu hoạt động. Các hành động của bé như khóc, cười không phụ thuộc vào những gì quan sát hay nghe thấy mà chỉ là phản xạ của khứu giác đối với môi trường xung quanh.
8 tuần
Bé bắt đầu “phát hiện” ra không gian xung quanh vốn không phải nơi nào cũng giống nhau và cố định, mà luôn biến đổi do sự vận động của các đồ vật cụ thể tạo thành. Sự thay đổi muôn hình vạn trạng này khiến bé ban đầu cảm thấy sợ hãi. Song nếu luôn được nằm trong vòng tay và duy trì sự tiếp xúc thân mật với mẹ, bé có thể loại bỏ được phần nào nỗi sợ hãi này.
12 tuần
Bé khám phá, làm quen với chuỗi động tác và các động tác mới. Các động tác đơn giản đã thực hiện ở giai đoạn trước cũng trở nên thuần thục và linh hoạt hơn, đồng thời bé hiểu rằng bản thân mình có thể kiểm soát được các động tác đó. Điều này rõ ràng chứng tỏ bé đã sở hữu được “kỹ năng”, vì vậy bé hay hét lên và cười khúc khích một mình. Qua đó, bé cũng thêm hào hứng tìm hiểu ngôn ngữ của chính mình và không ngừng cố gắng “nói chuyện” với mẹ và bất kỳ người nào ở xung quanh.
19 tuần
Bé biết cầm nắm đồ vật đơn giản, biết xoay người và lật mình để cầm được đồ vật mình muốn. Bé cũng biết cách quan sát quá trình hoạt động của vật thể. Giai đoạn này bé “nghiên cứu” mọi vật ở xung quanh bằng cách sờ, cầm, nắm hoặc chỉ đơn giản là đưa lên miệng mút.
26 tuần
Bé dần dần hiểu được sự liên quan tương hỗ giữa các đồ vật với nhau, chẳng hạn bấm vào nút điều khiển sẽ nghe được tiếng nhạc. Bên cạnh đó, bé cũng đã hiểu được một số điều “phức tạp” hơn, như: một vật có thể đặt bên trong một vật khác, cũng thể đặt bên ngoài vật thứ ba; đồ vật có thể ở gần, cũng có thể ở cách xa. Vì thế, trò chơi yêu thích của bé trong giai đoạn này là di chuyển đồ vật và làm mọi thứ trở nên lộn xộn.
37 tuần
Bé nắm được các phân loại sự vật một cách trừu tượng, ví dụ: chó sủa “gâu gâu”, con chó nào cũng như vậy, không phân biệt to hay nhỏ, lông trắng hay lông đen. Điều này cho thấy bé bắt đầu biết sử dụng tư duy logic của người trưởng thành.
46 tuần
Bé nhận thức được bản thân mình có thể làm bất cứ điều gì từ đầu đến cuối. Vì vậy, trò chơi yêu thích nhất của bé trong thời điểm này là “tự mình làm”, nghĩa là bé muốn tự tay mình thực hiện tất cả các công đoạn của một việc gì đó theo đúng trình tự. Ý muốn này thể hiện rằng bé thông qua trò chơi để tìm hiểu các sự vật và làm sâu thêm ấn tượng về cách thức thực hiện một việc theo trình tự. Nhưng bé vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tư duy cho rằng trình tự thực hiện đó là bất biến, không thay đổi được.
55 tuần
Cuối cùng bé cũng phát hiện được trình tự thực hiện động tác nào đó mà trước đây đã “khám phá” ra hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn của mình. Tại thời điểm này, bé đã có thể tự mình lập kế hoạch theo ý muốn và biểu thị rõ ràng, chính xác bé muốn gì.
Trong thời gian này, các cơ quan trong cơ thể bé phát triển nhanh chóng, tất cả các giác quan đều bắt đầu hoạt động. Các hành động của bé như khóc, cười không phụ thuộc vào những gì quan sát hay nghe thấy mà chỉ là phản xạ của khứu giác đối với môi trường xung quanh.
8 tuần
Bé bắt đầu “phát hiện” ra không gian xung quanh vốn không phải nơi nào cũng giống nhau và cố định, mà luôn biến đổi do sự vận động của các đồ vật cụ thể tạo thành. Sự thay đổi muôn hình vạn trạng này khiến bé ban đầu cảm thấy sợ hãi. Song nếu luôn được nằm trong vòng tay và duy trì sự tiếp xúc thân mật với mẹ, bé có thể loại bỏ được phần nào nỗi sợ hãi này.
12 tuần
Bé khám phá, làm quen với chuỗi động tác và các động tác mới. Các động tác đơn giản đã thực hiện ở giai đoạn trước cũng trở nên thuần thục và linh hoạt hơn, đồng thời bé hiểu rằng bản thân mình có thể kiểm soát được các động tác đó. Điều này rõ ràng chứng tỏ bé đã sở hữu được “kỹ năng”, vì vậy bé hay hét lên và cười khúc khích một mình. Qua đó, bé cũng thêm hào hứng tìm hiểu ngôn ngữ của chính mình và không ngừng cố gắng “nói chuyện” với mẹ và bất kỳ người nào ở xung quanh.
19 tuần
Bé biết cầm nắm đồ vật đơn giản, biết xoay người và lật mình để cầm được đồ vật mình muốn. Bé cũng biết cách quan sát quá trình hoạt động của vật thể. Giai đoạn này bé “nghiên cứu” mọi vật ở xung quanh bằng cách sờ, cầm, nắm hoặc chỉ đơn giản là đưa lên miệng mút.
26 tuần
Bé dần dần hiểu được sự liên quan tương hỗ giữa các đồ vật với nhau, chẳng hạn bấm vào nút điều khiển sẽ nghe được tiếng nhạc. Bên cạnh đó, bé cũng đã hiểu được một số điều “phức tạp” hơn, như: một vật có thể đặt bên trong một vật khác, cũng thể đặt bên ngoài vật thứ ba; đồ vật có thể ở gần, cũng có thể ở cách xa. Vì thế, trò chơi yêu thích của bé trong giai đoạn này là di chuyển đồ vật và làm mọi thứ trở nên lộn xộn.
37 tuần
Bé nắm được các phân loại sự vật một cách trừu tượng, ví dụ: chó sủa “gâu gâu”, con chó nào cũng như vậy, không phân biệt to hay nhỏ, lông trắng hay lông đen. Điều này cho thấy bé bắt đầu biết sử dụng tư duy logic của người trưởng thành.
46 tuần
Bé nhận thức được bản thân mình có thể làm bất cứ điều gì từ đầu đến cuối. Vì vậy, trò chơi yêu thích nhất của bé trong thời điểm này là “tự mình làm”, nghĩa là bé muốn tự tay mình thực hiện tất cả các công đoạn của một việc gì đó theo đúng trình tự. Ý muốn này thể hiện rằng bé thông qua trò chơi để tìm hiểu các sự vật và làm sâu thêm ấn tượng về cách thức thực hiện một việc theo trình tự. Nhưng bé vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tư duy cho rằng trình tự thực hiện đó là bất biến, không thay đổi được.
55 tuần
Cuối cùng bé cũng phát hiện được trình tự thực hiện động tác nào đó mà trước đây đã “khám phá” ra hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn của mình. Tại thời điểm này, bé đã có thể tự mình lập kế hoạch theo ý muốn và biểu thị rõ ràng, chính xác bé muốn gì.
Dưới đây là danh sách 5 nhóm thực phẩm mà các mẹ nên hạn chế cho con ăn để bảo vệ sự sáng tạo và thông minh của con.