6 điểm chung của những cha mẹ có con không thành công trong tương lai
Theo nghiên cứu mới đây, có một số hành vi nhất định của bố mẹ làm giảm khả năng phát triển nhận thức xã hội và tâm lý của con, cản trở sự thành công trong tương lai của con.
Giáo dục con cái là một bài toán không đơn giản với nhiều phụ huynh. Để con trở thành người tốt, thành công trong tương lai ngoài tình yêu thương thì dạy con cũng cần có phương pháp.
Bố mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Tuy nhiên, đôi khi quan tâm con không đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu mới đây từ trường Đại học Vanderbilt, Mỹ, cho thấy có một số hành vi nhất định của bố mẹ làm giảm khả năng phát triển nhận thức xã hội và tâm lý của con, cản trở sự thành công trong tương lai của con.
Điểm chung của những bố mẹ có con không thành công
1. Cha mẹ độc tài
Luôn thể hiện quá mức thẩm quyền của mình trong gia đình lại phản tác dụng và ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển nhận thức và tâm lý của con. Một nghiên cứu chỉ ra rằng khi cha mẹ thường xuyên kiểm soát bài tập về nhà của con có thể gây ức chế hiệu suất hoạt động của trẻ. Cha mẹ quá nghiêm khắc và giáo điều với những quy tắc, hạn chế con bộc lộ suy nghĩ, hành vi chính là điều gây tổn hại đến trẻ. Cách giáo dục này không khuyến khích con giao tiếp cởi mở, tự tin. Hãy là một người bạn ở bên con cùng hiểu và chia sẻ, nới lỏng những bộ quy tắc cứng nhắc trong gia đình sẽ là cách giúp con phát triển tốt hơn.
Cha mẹ thường xuyên kiểm soát bài tập về nhà của con có thể gây ức chế hiệu suất hoạt động của trẻ (Ảnh minh họa).
2. Cho trẻ xem TV thường xuyên từ khi còn nhỏ
Các chuyên gia đều đồng tình rằng trẻ dành quá nhiều thời gian xem TV thì khả năng tập trung và kết quả học tập, đặc biệt với môn toán càng giảm sút. Xem TV nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Như vậy, việc bố mẹ cần làm ngay là kiểm soát và điều chỉnh thời gian xem phim ảnh của con thật hợp lý.
Trẻ dành quá nhiều thời gian xem TV thì khả năng tập trung và kết quả học tập, đặc biệt với môn toán càng giảm sút (Ảnh minh họa).
3. Liên tục quát mắng con
Khi đã trở thành cha mẹ, áp lực từ công việc, từ con cái khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng. Vì vậy nhiều người dễ bực tức, cáu giận và đổ cơn thịnh nộ lên đầu con cái. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng quát mắng con trẻ không phải là cách làm đúng đắn. Việc này có thể gây ra tâm lý căng thẳng, sợ hãi và trấn thương tâm lý đối với trẻ. Quát lác con không những không mang lại tác dụng mà chỉ khiến con sợ sệt mỗi khi mắc sai lầm và không dám thể hiện bản thân. Khiến tính cách trẻ trở nên dè dặt, tự ti khi trưởng thành.
Làm cha mẹ không thể tránh khỏi những sai lầm. Chúng ta đều muốn những điều tốt đẹp đến với các con, tuy nhiên quá tham lam và kiểm soát cuộc sống của trẻ chỉ khiến con bị tổn thương nhiều hơn. Hãy bình tĩnh và khéo léo hơn, lùi lại phía sau để con tự học hỏi, rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm. Điều này sẽ giúp con hình thành tính tự lập và sự tự tin cần thiết.
Quá tham lam và kiểm soát cuộc sống của trẻ chỉ khiến con bị tổn thương nhiều hơn (Ảnh minh họa).
5. Không quan tâm, để con thiếu thốn tình cảm
Ở một mặt khác, nhiều phụ huynh lại tỏ ra thiếu quan tâm đến con cái, làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên mờ nhạt. Việc không nhận được sự quan tâm, chăm sóc khiến trẻ cảm thấy thiếu thốn tình cảm gia đình. Hãy luôn quan tâm đến con cái, không chỉ vật chất mà cả tinh thần. Không cần thiết phải theo dõi con 24/7, mà hãy thường xuyên chú ý, trò chuyện với con để hiểu điều con muốn, con cần.
Rất nhiều phụ huynh ở bên con nhưng lại chúi mắt vào điện thoại (Ảnh minh họa).
6. Lạm dụng đòn roi
Cách xử phạt con như đánh đòn hoàn toàn không có hiệu quả như bố mẹ vẫn tưởng. Có rất nhiều cách khác để kỷ luật nếu con bạn không nghe lời. Sử dụng hình phạt như đòn roi chỉ càng khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con căng thẳng hơn. Hình phạt này lặp đi lặp lại nhiều lần còn mang đến những hệ quả tiêu cực. Vì vậy, hãy nói chuyện với con bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
Nguồn: Insider