5 bước đơn giản xử lý trẻ nói dối theo lời khuyên của chuyên gia

HH,
Chia sẻ

Cha mẹ có thể làm theo 5 bước đơn giản sau để giảm thiểu tình trạng nói dối ở trẻ.

Nghiên cứu của giáo sư tâm lý Kang Lee cho thấy nói dối là một cột mốc quan trọng về nhận thức của trẻ. Và khi trẻ đạt đến một độ tuổi nhất định thì tự dưng trẻ sẽ nói dối. Bị dán nhãn là "kẻ nói dối" không phải là một điều tốt, nhất là đối với trẻ em. Bởi nó chỉ khiến cho trẻ suy nghĩ tiêu cực rằng mình là người dối trá và không đáng tin cậy.

5 bước đơn giản xử lý trẻ nói dối theo lời khuyên của chuyên gia - Ảnh 1.

Cha mẹ đừng lo lắng khi thấy con mình nói dối. Đó là hiện tượng tâm lý bình thường của mọi đứa trẻ.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì chuyện trẻ em nói dối là một hiện tượng tâm lý bình thường và cha mẹ có thể làm theo 5 bước sau để giảm thiểu chuyện trẻ nói dối và sống trung thực hơn.

1. Cha mẹ đừng lo lắng khi thấy trẻ nói dối

"Cha mẹ nào cũng sẽ cảm thấy rất đau lòng khi biết con mình nói dối", Rick Weissbourd, giảng viên cao cấp tại Đại học Harvard nói. "Đó là cảm giác bị tổn thương, nhưng không có nghĩa là cha mẹ đã nuôi dạy con sai cách hoặc con là một đứa trẻ xấu".

Trên thực tế, đa số trẻ em đều nói dối. Theo nghiên cứu của Weissbourd thì có 95% trẻ em nói dối cha mẹ tại một số thời điểm. Đồng thời, trong nghiên cứu của Kang Lee, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Toronto, Mỹ cho thấy nói dối là một cột mốc quan trọng về nhận thức của trẻ. Và khi trẻ đạt đến một độ tuổi nhất định thì tự dưng trẻ sẽ nói dối. Đó là sự phát triển tâm lý bình thường. "Do đó, cha mẹ không có gì phải quá lo lắng về việc này", Weissbourd chia sẻ.

2. Cha mẹ hãy lắng nghe và tìm hiểu lý do vì sao trẻ nói dối

5 bước đơn giản xử lý trẻ nói dối theo lời khuyên của chuyên gia - Ảnh 2.

Thay vì trừng phạt hay chỉ trích con đã nói dối, hãy tích cực khuyến khích con nói thật.

"Trước khi cha mẹ quyết định "trừng phạt" trẻ vì tội nói dối thì cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe lý do tại sao trẻ lại nói dối", Lisa J. Redoble, trợ lý cho các giáo sư tại trường Cao đẳng Kinh tế thuộc trường đại học Philippines ở Diliman nói. "Ranh giới giữa sự thật và sự ảo tưởng là điều rất mơ hồ đối với trẻ. Đôi khi trẻ thực sự không biết đó là lời nói dối. Khi trẻ nói ‘con nhìn thấy một con rắn dưới gầm giường’ thì nghĩa là trẻ đang nói điều trẻ tưởng tượng chứ không phải là trẻ nói dối ".

3. Khuyến khích sự trung thực

"Cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ về tính trung thực và lý do tại sao trung thực là một tính cách có giá trị quan trọng", Weissbourd nói. Đối với trẻ nhỏ, rất khó để trẻ hiểu hết ý nghĩa của sự trung thực, cũng như tác hại của việc nói dối. Vậy nên, cha mẹ có thể lấy những câu chuyện như ‘Cậu bé chăn cừu’ làm minh họa cho những hậu quả của việc nói dối và tầm quan trọng của sự trung thực.

"Đôi khi nói ra sự thật là việc rất khó khăn, nhưng nói thật vẫn tốt hơn là nói dối. Một mối quan hệ được xây dựng trên sự trung thực bao giờ cũng bền vững. Do đó, dù là cha mẹ hay bất kỳ ai cũng đừng bao giờ nói dối trẻ vì bất cứ lý do gì", Weissbourd khuyên.

Bác sĩ nhi khoa Tanya Remer Altmann cũng khuyến cáo cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói ra sự thật thay vì phán xét con nói dối.

4. Luôn khen ngợi sự trung thực của trẻ

"Nếu trẻ phủ nhận một việc đó mà cha mẹ chắc chắn là con mình làm, ví dụ như trẻ lấy son môi vẽ trên gương chẳng hạn. Cách tốt nhất là cha mẹ nên làm là ngưng tra khảo tìm ra thủ phạm. Thay vào đó, cha mẹ có thể nói: ‘Không biết là ai đã lấy son vẽ lên gương thế này nhỉ? Mẹ muốn con phụ mẹ lau sạch những vết son này được không?’. Điều này giúp trẻ dễ dàng nói ra sự thật hơn, và khi trẻ "tự thú" thì cha mẹ nên khen thưởng sự thành thực, đồng thời nói với trẻ rằng ‘cha mẹ tự hào về con’. Đôi khi thú nhận một sự thật cần rất nhiều can đảm, và cha mẹ cần làm gì đó để tôn vinh lòng dũng cảm đó của trẻ", Weissbourd nói.

Cha mẹ tuyệt đối đừng trừng phạt khi con nói dối, ngoại trừ điều đó gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Các chuyên gia nói rằng những hình phạt nghiêm khắc không những không làm cho trẻ nhận ra tác hại của việc nói dối, mà thậm chí nó còn có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn như trẻ nổi loạn và bướng bỉnh. Hãy biến việc trẻ nói dối thành cơ hội để trẻ học tập.

5 bước đơn giản xử lý trẻ nói dối theo lời khuyên của chuyên gia - Ảnh 3.

Khen thưởng khi trẻ nói lên sự thật là cách giúp cha mẹ hạn chế việc nói dối ở trẻ. Đồng thời, bản thân cha mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ học hỏi và noi theo.

5. Cha mẹ là gương cho trẻ noi theo

"Trẻ em học mọi thứ bằng cách quan sát những hành động của cha mẹ và của những người lớn khác mà trẻ tôn trọng. Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý đến việc làm gương cho trẻ bằng cách luôn trung thực và thành thật trong mọi chuyện diễn ra hàng ngày", Weissbourd chia sẻ.

Ví dụ: Khi đưa trẻ đi tiêm phòng, thì cha mẹ đừng nói là tiêm không có đau mà hãy nói tiêm chỉ đau một tí như con kiến nó cắn, xíu là hết đau thôi. Hoặc, cha mẹ có thể nói bông cải xanh sẽ cung cấp cho con nhiều dưỡng chất, giúp con cao lớn và thông minh để khuyến khích con trẻ ăn nhiều rau.

Hãy để trẻ biết rằng những lời nói của cha mẹ đều đáng tin, và cha mẹ luôn mong muốn trẻ cũng đáng tin như thế.

Nguồn: S.P

Chia sẻ