4 trường hợp và 3 độ tuổi không nên đánh con mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ kỹ
Mục đích của roi vọt là giúp con sống có quy tắc chứ không phải là trừng phạt con, nó chỉ là công cụ hỗ trợ để giúp trẻ trưởng thành trong môi trường có khuôn khổ.
Khi còn nhỏ Gia Gia thường xuyên bị cha mẹ đánh đòn. Những việc như ở trường nghịch ngợm, không chịu ăn cơm, vứt bỏ thức ăn không thích, ngày nghỉ đi chơi với lũ bạn về muộn đều bị đánh đòn. Chẳng phải do bố của Gia Gia tính khí nóng nảy, mà ông ấy cảm thấy nên dạy con vào khuôn khổ từ nhỏ, nếu không sau này lớn lên sẽ khó bảo.
Nhưng liệu cứ đánh trẻ như vậy có ổn không? Mẹ của Gia Gia cảm thấy rất lo lắng. Bà không biết được rốt cục không được dùng roi vọt với trẻ, hay là tùy trường hợp để con yêu phải "ghi nhớ sâu sắc hơn"?
Nếu yêu thương không đúng cách sẽ phản tác dụng. (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia đầu ngành giáo dục, thì những trường hợp dưới đây cha mẹ không được đánh con:
1. Trước mặt nhiều người
Cha mẹ đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ chưa có lòng tự trọng, kỳ thực các bé còn nhạy cảm hơn người lớn. Mắng mỏ hay roi vọt trước mặt nhiều người có thể làm tổn thương lý tâm lý trẻ.
2. Khi trẻ không thoải mái
Khi trẻ cảm thấy không thoải mái nghĩa là trẻ đang có vấn đề về tâm sinh lý. Nếu như trẻ đang khó chịu trong người hoặc oan ức hay khúc mắc nào đó, nếu mắng trẻ lúc này chỉ càng làm trẻ tổn thương nặng nề hơn. Sức chịu đựng của trẻ vốn có hạn, lúc này cha mẹ nên chia sẻ tâm sự cùng con, hiểu rõ vấn đề con đang gặp phải.
3. Khi cha mẹ đang cáu gắt
Khi cha mẹ không khống chế được cảm xúc, nhất định không được đánh trẻ. Nếu lúc đó động chân động tay rất dễ biến con trở thành chỗ trút giận. Đối với trẻ lúc này sẽ cảm thấy ba mẹ đang trút giận vào mình, con trẻ hoặc phẫn nộ hoặc là sẽ tủi hờn, sợ sệt. Khi đó đứa trẻ không chỉ không thể duy trì được lý trí cũng chẳng thể chịu được sự trách phạt của bạn. Vì vậy cha mẹ phải đợi khi hết cơn giận, tỉnh táo trở lại nhẹ nhàng khuyên bảo con.
4. Khi cha mẹ cũng mắc lỗi tương tự
Nếu như cha mẹ cũng mắc lỗi tương tự thì đừng vội trách mắng đòn roi với bé. Trước hết cha mẹ cần sửa lỗi, biết cách giải quyết vấn đề, sau đó mới nghiêm khắc yêu cầu con thực hiện. Ngoài ra nếu như cha mẹ trước đó không nhắc trẻ không được làm vậy, không nói rõ thì không nên trách phạt con.
(Ảnh minh họa)
Những độ tuổi dưới đây không được đánh con:
1. Trẻ chưa được 3 tuổi
Theo lý luận giai đoạn phát triển nhân cách của bác sĩ tâm lý Eriksson: khi trẻ 3 tuổi ở giai đoạn vui chơi, tính tự chủ của trẻ rất mãnh liệt, đồng thời đạo đức của trẻ cũng phát triển , tính cá nhân bắt đầu xuất hiện mà những đứa trẻ trước 3 tuổi chưa có điều này, hoặc chỉ mới đang phát triển. Roi vọt con trẻ sớm nhất cũng chỉ có thể từ 1 tuổi rưỡi trở lên, tuyệt đối không được đánh trẻ trong 1 tuổi rưỡi.
2. Sau 6 tuổi hạn chế tối thiểu đánh trẻ
Thông thường mà nói, phải hạn chế đánh trẻ sau 6 tuổi, sau độ tuổi này đại đa số trẻ đều đã đi học, tính tự tôn ngày càng mạnh, bắt đầu nỗ lực làm việc, khát vọng phấn đấu thể hiện năng lực, nếu đánh trẻ tuổi này dễ ảnh hưởng đến sự tự tôn của trẻ, khiến trẻ mất đi trải nghiệm thành công cần có, ảnh hưởng đến phát triển nhân cách, thậm chí khiến trẻ ám ảnh cha mẹ đã từng đánh nó như thế nào, tâm hồn dễ bị u ám.
3. Sau 12 tuổi không được đánh
Bước vào tuổi thiếu niên, nhiều phương diện như: nhận thức, cơ thể, đạo đức dần được hoàn thiện và hoàn chỉnh cái tôi cá nhân. Giai đoạn này trẻ nhận thức bản thân độc lập, là một cá thể độc lập, có nhận thức về cái tôi, thể hiện cái tôi. Nếu như cha mẹ đánh mắng trẻ giai đoạn này, trẻ sẽ cảm thấy tự tôn của mình bị tổn hại vô cùng nghiêm trọng, sản sinh tâm lý phản kháng mãnh liệt. Cho nên, trẻ nhỏ trong giai đoạn dậy thì, thiếu niên tuyệt đối không nên dùng biện pháp "quân sự" để dạy trẻ.
Ngoài ra đối với những trẻ có xu hướng tính cách hướng nội, phụ huynh nhất định phải có sự nhẫn nại. Những đứa trẻ như vầy thường mẫn cảm, khả năng xử lý vấn đề có hạn, cảm xúc ở trong tâm rất phong phú và phức tạp, nếu đánh mắng nhiều sẽ khiến trẻ trở nên trầm mặc, thậm chí là tự kỷ.
(Ảnh minh họa)
Vậy thì khi nào thì nên đánh trẻ?
Các chuyên gia nhận định, phụ huynh không phải không được đánh trẻ. Roi vọt cũng là một phương thức để trẻ chấp nhận hậu quả của việc làm sai trái. Dưới đây là những trường hợp phụ huynh có thể sử dụng biện pháp "cứng rắn", nhằm cảnh báo và dạy cho trẻ biết đâu là đúng - sai.
1. Trẻ không thay đổi hành vi nguy hiểm
Mặc dù cha mẹ có nói nhiều lần như trẻ vẫn không thay đổi, thích tiếp xúc một số đồ nguy hiểm, thích chơi ở những chỗ không an toàn, hoặc có hiểu nhưng không thể kiểm soát bản thân, nhưng cha mẹ không thể trông con 24/24 được, bắt buộc phải sử dụng các biện pháp trừng phạt để trẻ nhớ hơn. Ví dụ, có rất nhiều trẻ thích rút phích cắm, mở bình nước, nghịch lửa... nếu không chỉnh đốn kịp thời, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
2. Khi sửa mãi không được tật xấu
Khi trẻ bỏ mặc ngoài tai những lời nhắc nhở của cha mẹ và thầy cô, hoặc sau khi phạm lỗi nhưng nhất quyết không chịu nhận sai, thậm chí còn muốn tái phạm. Những lúc như thế này, cha mẹ có thể dùng biện pháp mạnh để hình thành một thói quen tốt cho con.
3. Quá tự tư tự lợi, mang khuynh hướng coi mình là trung tâm
Có một số trẻ từ bé đã được chiều hư thân, trước giờ không chịu chia sẻ đồ của bản thân cho người khác, không biết quan tâm người khác, không biết suy nghĩ tới cảm xúc của người khác, không học quan tâm và suy nghĩ cho người khác, đến khi đi học rất khó hòa đồng cùng các bạn, khi trưởng thành rất khó thích ứng với xã hội. Những đứa trẻ có khuynh hướng như vậy, cha mẹ cần nhanh chóng chỉnh sửa để tránh hình thành tính cách xấu.
Mục đích của roi vọt là giúp con sống có quy tắc chứ không phải là trừng phạt con, nó chỉ là công cụ hỗ trợ để giúp trẻ trưởng thành trong môi trường có khuôn khổ. Đối với mối quan hệ cha mẹ và con cái mà nói, hai bên nói chuyện để hiểu nhau hơn mới là biện pháp tốt nhất. Roi vọt chẳng qua là công cụ thể hiện uy quyền của người chủ trong gia đình. Cha mẹ phải căn cứ theo đặc điểm của con, áp dụng các biện pháp thích hợp với khả năng lý giải của trẻ để dạy dỗ, có làm được như vậy trẻ mới trở thành người sống có quy tắc.
Nguồn: Xinwentoutiao