4 rắc rối mẹ thường gặp nhất khi cho con bú
4 rắc rối khi cho con bú dưới đây là những khó khăn các mẹ thường hay gặp. Những gợi ý đơn giản và thiết thực sẽ giúp các mẹ vượt qua được trở ngại này một cách hiệu quả nhất.
1. Sữa chảy
Nhiều bà mẹ trải qua hoàn cảnh bị chảy sữa lúc này hay lúc khác - đặc biệt là thời gian đầu khi lượng sản xuất sữa vẫn đang được tiết ra. Sữa tràn về nhiều là một dấu hiệu tích cực tuy nhiên nó có thể khiến các bà mẹ khá lúng túng.
Cách phòng tránh: Cố gắng không để con bỏ lần bú nào hoặc để thời gian nghỉ giữa những lần bú lâu hơn bình thường.
Cách giải quyết: Đặt miếng đệm bú một lần trong áo ngực của bạn để hấp thụ độ ẩm và ngăn chặn sữa rò rỉ qua áo của bạn. Tránh miếng đệm có lớp lót nhựa có thể chặn hơi ẩm trên làn da của bạn và gây đau núm vú. Nếu bạn cảm thấy sữa tràn về trong hoàn cảnh không cho phép cho con bú, hãy nhẹ nhàng nhấn bầu ngực vào thành ngực (bạn có thể làm điều đó kín đáo bằng cách đan chéo cánh qua hai vai và bóp cánh tay của bạn vào bầu ngực một cách nhẹ nhàng), nhờ đó sẽ ngăn chặn sữa bị rò rỉ.
Ảnh minh họa.
2. Ngực bị căng sữa
Việc bộ ngực của bạn thấy bị căng tức và nặng nề trong vài tuần đầu tiên là điều bình thường, nhưng nếu bạn thấy ngực mình khó chịu hơn sau thời gian đó - đặc biệt, ngực trở nên đau cứng và không thoải mái - bạn có thể gặp tình trạng ứ sữa. Nguyên nhân thường do loại bỏ sữa không hết. Ví dụ, em bé của bạn không được bú thường xuyên hoặc không bú đủ lâu, và khiến ngực bạn trở nên quá đầy sữa.
Cách phòng tránh: Cho con bú thường xuyên – từ 8 đến 12 lần một ngày với cả hai ngực, nếu bạn có thể. Đừng bỏ lần bú nào của con và tiếp tục cho bé bú cả đêm lẫn ngày. Hãy chắc chắn con bạn được nằm ở vị trí chính xác và được núm vú đúng cách, giúp ngực bạn tiết hết ra sữa.
Cách giải quyết: Vắt sữa ra giữa mỗi lần cho bú, hoặc bằng tay hoặc với một máy vắt sữa. Tắm nước ấm hoặc đặt một miếng gạc ấm lên ngực bạn để khuyến khích dòng chảy sữa. Một số bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng một miếng gạc ấm trong khi cho bú và thay một gạc lạnh giữa những lần bú. Nếu bạn đang bị ứ sữa nghiêm trọng, gạc nóng có thể làm trầm trọng thêm tình hình (bằng cách tăng lưu lượng máu đến khu vực này), thay vào đó nên để cố gắng chườm mát khi bạn vắt sữa.
3. Bé không chịu bú mẹ
Những em bé được cho ngậm núm vú giả hoặc bình sữa trong những tuần đầu cho bú có thể trở nên bối rối khi gặp ti mẹ. Kết quả: trẻ có thể không có khả năng bú đúng cách hoặc có thể từ chối bú mẹ hoàn toàn. Điều này có nghĩa bé có thể không nhận được đủ sữa và ngực của bạn có thể bị ứ sữa.
Cách phòng tránh: Không cho bé ngậm núm vú giả hoặc bình sữa cho đến khi thói quen cho con bú của bạn được thiết lập vững chắc - thường ít nhất là 3-4 tuần sau khi sinh.
Cách giải quyết: Tùy thuộc vào thời gian em bé của bạn đã quen với việc ngậm núm vú trong bao lâu, bạn có thể muốn liên hệ với bác sĩ khoa nhi để được tư vấn. Trong khi đó, bạn hãy theo dõi tã của bé để xác định xem bé đã được ăn đủ.
4. Núm vú bị nứt hoặc đau
Vị trí nằm không đúng của trẻ trong lúc bú là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra núm vú bị nứt hoặc đau. Khi em bé của bạn được đặt đúng vị trí, núm vú của bạn sẽ nằm trong miệng trẻ, không chịu những áp lực từ nướu răng và lưỡi của trẻ.
Cách phòng tránh: Hãy chắc chắn rằng con bạn có các kỹ thuật ngậm ty thích hợp. Nếu bạn cảm thấy đau, nhẹ nhàng gỡ miệng em bé ra khỏi và để cho bé ngậm ty lại một lần nữa. Ngoài ra, đặt vị trí của bé gần với người bạn với miệng và mũi của bé đối mặt với núm vú để làm cho bé dễ dàng bú ty đúng cách.
Cách giải quyết: Khi cho con bú, bạn thường thấy đau vì em bé của bạn sẽ bú mạnh nhất vào đầu được bú. Vào cuối lúc bú, hãy bôi chút sữa lên núm vú để làm dịu, vi sữa mẹ có tính chất kháng khuẩn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.. Nếu bạn vẫn còn đau, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng một loại kem hoặc vitamin E để bôi vào núm vú của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng nữa.
Nhiều bà mẹ trải qua hoàn cảnh bị chảy sữa lúc này hay lúc khác - đặc biệt là thời gian đầu khi lượng sản xuất sữa vẫn đang được tiết ra. Sữa tràn về nhiều là một dấu hiệu tích cực tuy nhiên nó có thể khiến các bà mẹ khá lúng túng.
Cách phòng tránh: Cố gắng không để con bỏ lần bú nào hoặc để thời gian nghỉ giữa những lần bú lâu hơn bình thường.
Cách giải quyết: Đặt miếng đệm bú một lần trong áo ngực của bạn để hấp thụ độ ẩm và ngăn chặn sữa rò rỉ qua áo của bạn. Tránh miếng đệm có lớp lót nhựa có thể chặn hơi ẩm trên làn da của bạn và gây đau núm vú. Nếu bạn cảm thấy sữa tràn về trong hoàn cảnh không cho phép cho con bú, hãy nhẹ nhàng nhấn bầu ngực vào thành ngực (bạn có thể làm điều đó kín đáo bằng cách đan chéo cánh qua hai vai và bóp cánh tay của bạn vào bầu ngực một cách nhẹ nhàng), nhờ đó sẽ ngăn chặn sữa bị rò rỉ.
Ảnh minh họa.
Việc bộ ngực của bạn thấy bị căng tức và nặng nề trong vài tuần đầu tiên là điều bình thường, nhưng nếu bạn thấy ngực mình khó chịu hơn sau thời gian đó - đặc biệt, ngực trở nên đau cứng và không thoải mái - bạn có thể gặp tình trạng ứ sữa. Nguyên nhân thường do loại bỏ sữa không hết. Ví dụ, em bé của bạn không được bú thường xuyên hoặc không bú đủ lâu, và khiến ngực bạn trở nên quá đầy sữa.
Cách phòng tránh: Cho con bú thường xuyên – từ 8 đến 12 lần một ngày với cả hai ngực, nếu bạn có thể. Đừng bỏ lần bú nào của con và tiếp tục cho bé bú cả đêm lẫn ngày. Hãy chắc chắn con bạn được nằm ở vị trí chính xác và được núm vú đúng cách, giúp ngực bạn tiết hết ra sữa.
Cách giải quyết: Vắt sữa ra giữa mỗi lần cho bú, hoặc bằng tay hoặc với một máy vắt sữa. Tắm nước ấm hoặc đặt một miếng gạc ấm lên ngực bạn để khuyến khích dòng chảy sữa. Một số bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng một miếng gạc ấm trong khi cho bú và thay một gạc lạnh giữa những lần bú. Nếu bạn đang bị ứ sữa nghiêm trọng, gạc nóng có thể làm trầm trọng thêm tình hình (bằng cách tăng lưu lượng máu đến khu vực này), thay vào đó nên để cố gắng chườm mát khi bạn vắt sữa.
3. Bé không chịu bú mẹ
Những em bé được cho ngậm núm vú giả hoặc bình sữa trong những tuần đầu cho bú có thể trở nên bối rối khi gặp ti mẹ. Kết quả: trẻ có thể không có khả năng bú đúng cách hoặc có thể từ chối bú mẹ hoàn toàn. Điều này có nghĩa bé có thể không nhận được đủ sữa và ngực của bạn có thể bị ứ sữa.
Cách phòng tránh: Không cho bé ngậm núm vú giả hoặc bình sữa cho đến khi thói quen cho con bú của bạn được thiết lập vững chắc - thường ít nhất là 3-4 tuần sau khi sinh.
Cách giải quyết: Tùy thuộc vào thời gian em bé của bạn đã quen với việc ngậm núm vú trong bao lâu, bạn có thể muốn liên hệ với bác sĩ khoa nhi để được tư vấn. Trong khi đó, bạn hãy theo dõi tã của bé để xác định xem bé đã được ăn đủ.
4. Núm vú bị nứt hoặc đau
Vị trí nằm không đúng của trẻ trong lúc bú là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra núm vú bị nứt hoặc đau. Khi em bé của bạn được đặt đúng vị trí, núm vú của bạn sẽ nằm trong miệng trẻ, không chịu những áp lực từ nướu răng và lưỡi của trẻ.
Cách phòng tránh: Hãy chắc chắn rằng con bạn có các kỹ thuật ngậm ty thích hợp. Nếu bạn cảm thấy đau, nhẹ nhàng gỡ miệng em bé ra khỏi và để cho bé ngậm ty lại một lần nữa. Ngoài ra, đặt vị trí của bé gần với người bạn với miệng và mũi của bé đối mặt với núm vú để làm cho bé dễ dàng bú ty đúng cách.
Cách giải quyết: Khi cho con bú, bạn thường thấy đau vì em bé của bạn sẽ bú mạnh nhất vào đầu được bú. Vào cuối lúc bú, hãy bôi chút sữa lên núm vú để làm dịu, vi sữa mẹ có tính chất kháng khuẩn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.. Nếu bạn vẫn còn đau, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng một loại kem hoặc vitamin E để bôi vào núm vú của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng nữa.