4 nguyên nhân khiến trẻ khó cao lớn, cha mẹ chớ xem nhẹ

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Có một số yếu tố liên quan lớn tới việc trẻ thấp còi, chiều cao khiêm tốn, cha mẹ cần lưu ý.

Chiều cao không chỉ là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống thực tế, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, cơ hội việc làm và hôn nhân của một người sau này. Trẻ có chiều cao khiêm tốn thường phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong quá trình trưởng thành so với những bạn đồng trang lứa. 

Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu "thấp còi", việc thực hiện các biện pháp can thiệp sớm rất cần thiết để giúp trẻ đạt được chiều cao lý tưởng trong tương lai.

4 nguyên nhân khiến trẻ khó cao lớn

Trẻ có những đặc điểm này càng nhiều thì càng khó cao lớn:

1. Sinh non

Trẻ sinh non, tức là sinh trước 36 tuần tuổi thai, thường có chiều dài cơ thể và cân nặng thấp hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

Trẻ sinh non thường có hệ tiêu hóa yếu, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém, không đủ dưỡng chất để phát triển chiều cao.

Hệ miễn dịch của trẻ sinh non cũng yếu hơn, dễ mắc bệnh, mỗi lần bệnh lại ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao.

4 đặc điểm “thấp còi”, trẻ càng có nhiều càng khó cao lớn, cha mẹ chớ xem nhẹ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. Cha mẹ có chiều cao khiêm tốn

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong chiều cao của trẻ. Nếu cha mẹ thấp, trẻ thường có chiều cao khiêm tốn. Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố quyết định duy nhất. 

Ví dụ, cầu thủ bóng rổ Gheorghe Mureșan có cha mẹ cao 1,7m nhưng bản thân anh cao hơn 2m.

Điều này có nghĩa là, ngoài di truyền, các yếu tố như dinh dưỡng và vận động vẫn có thể cải thiện chiều cao của trẻ.

3. Ít vận động, thức khuya dậy sớm

Một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt đến sự phát triển thể chất là trường hợp của Tiểu Trịnh (Trung Quốc). Cậu bé này rất chăm chỉ học tập, thường xuyên thức khuya và dậy sớm, gần như chỉ ở nhà để học. Mặc dù học giỏi, nhưng chiều cao của Tiểu Trịnh lại không đạt yêu cầu lý tưởng. 

Việc thức khuya và dậy sớm đã làm gián đoạn quá trình tiết hormone tăng trưởng, vốn diễn ra mạnh mẽ nhất từ 22h đến 7h sáng. Vì vậy, nếu trẻ đi ngủ muộn và dậy quá sớm sẽ ảnh hưởng mạnh lớn tới 2 giai đoạn quan trọng khi cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng, có thể dẫn đến cơ thể trẻ không tiết đủ hormone tăng trưởng và không thể phát triển chiều cao.

Hơn nữa, việc ít vận động cũng khiến tốc độ trao đổi chất của cậu chậm lại, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất.

4. Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng là nền tảng quan trọng cho sự phát triển chiều cao. Trẻ kén ăn, ăn uống không đủ chất thường dễ bị thấp còi.

Hiện nay, số trẻ cao lớn vượt trội ngày càng nhiều nhờ cha mẹ chú trọng dinh dưỡng, nhưng một số cha mẹ lại sử dụng sai phương pháp. Việc cha mẹ cho trẻ dùng thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng quá mức, không những không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất vẫn là đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh hàng ngày.

4 đặc điểm “thấp còi”, trẻ càng có nhiều càng khó cao lớn, cha mẹ chớ xem nhẹ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Cha mẹ cần quản lý chiều cao của trẻ một cách khoa học

Ngay cả khi trẻ thấp hơn bạn bè nhưng chưa đến mức cần điều trị, cha mẹ vẫn có thể áp dụng các phương pháp sau để giúp trẻ cải thiện chiều cao:

- Dinh dưỡng cân đối và đầy đủ: Đảm bảo trẻ ăn đủ các nhóm thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh và tinh bột.

- Khuyến khích vận động: Các bài tập như nhảy dây, chơi bóng rổ, hít xà đơn, nhảy cao… rất tốt cho việc kích thích phát triển chiều cao. Nhảy dây được coi là bài tập hoàn hảo để tăng chiều cao, vì không cần không gian rộng mà còn cải thiện sự phối hợp tay chân.

- Ngủ đủ giấc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Trẻ cần đi ngủ từ 9h30 đến 10h tối mỗi ngày để tối ưu hóa sự tiết hormone tăng trưởng.

Chia sẻ