4 kiểu người chồng tuyệt đối không nên cùng vợ vào phòng sinh, nếu không sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc

PHAN HIỀN,
Chia sẻ

Việc có chồng bên cạnh vợ lúc chuyển dạ là điều nên làm nhưng không phải ai cũng thích hợp đi cùng vợ vào phòng sinh.

Trước đây, việc đàn ông vào phòng sinh được xem là điều đen đủi. Thế nhưng, cùng với sự phát triển của y học hiện đại và tư duy của mọi người ngày càng cởi mở hơn, nhiều đàn ông muốn cùng đồng hành với vợ chứng kiến khoảnh khắc chuyển dạ trọng đại này.

Tuy nhiên, không phải người chồng nào cũng thích hợp để vào phòng sinh cùng với vợ. Đặc biệt, có 4 kiểu người chồng sau đây, bằng mọi cách hãy ngăn cản họ, nếu không rất dễ xảy ra những tình huống đáng tiếc.

1. Người chồng hay lo lắng, cáu kỉnh

chuyển dạ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Có một số ông bố tương lai thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn, cáu kỉnh khi nghe thấy tiếng la hét của vợ mình lúc chuyển dạ. Trước cảnh tượng vợ đang đau đớn như vậy, họ thường mất bình tĩnh. Điều này không những không giúp người vợ bớt đau đớn mà còn khiến không khí lúc đó thêm căng thẳng, thậm chí còn cản trở công việc của các y bác sĩ.

2. Người chồng sợ máu

chuyển dạ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Trước khi sinh, một số người chồng nắm tay vợ mình trìu mến nói: "Em đừng sợ, có anh ở đây". Thế nhưng khi vợ chuyển dạ, nhìn cảnh tượng lúc đó, nếu là người chồng sợ máu có lẽ sẽ ngất ngay tại chỗ. Khi một đứa trẻ lọt lòng, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi cảnh sản phụ chảy máu nhiều.

Bên cạnh việc người chồng có thể ngất xỉu, cản trở quá trình các y bác sĩ làm việc, khi chứng kiến "vùng kín" của vợ như vậy, nó sẽ gây ra những trở ngại về tâm lý, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng sau này. 

Trên thực tế, có không ít những người chồng sau khi chứng kiến vợ sinh con, họ trở nên bị ám ảnh và không thể làm "chuyện ấy" với vợ bình thường như trước kia nữa.

3. Người chồng không chuẩn bị trước hoặc không tìm hiểu kiến thức liên quan tới sinh nở

chuyển dạ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Có không ít những ông bố tương lai thiếu hiểu biết về các vấn đề liên quan tới sinh nở của phụ nữ. Trong một số trường hợp bất cẩn, họ có thể vô tình lây nhiễm bệnh cho vợ. Việc cùng vợ vào phòng sinh không hề đơn giản, người chồng cần trang bị một số kỹ năng và kiến thức để có thể an ủi hoặc giúp đỡ vợ trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh đó, người chồng không nên nói quá nhiều, nói thừa thãi những điều không cần thiết trong phòng sinh. Khi phụ nữ chuyển dạ, cảm xúc của họ lúc này không ổn định, một số lời nói có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng, cản trở quá trình sinh nở bình thường. Khi người chồng nói quá nhiều cũng có thể khiến người vợ mất kiên nhẫn, mất tập trung, kéo dài thời gian sinh nở hơn.

4. Người chồng chỉ quan tâm tới em bé

chuyển dạ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Trong thực tế, có không ít những người chồng sau khi em bé chào đời liền lập tức bỏ mặc vợ, chỉ muốn biết về giới tính thai nhi. Nếu phát hiện giới tính của em bé không đúng như kỳ vọng, trong phút chốc liền thay đổi thái độ. Cảnh tượng này dù xảy ra trong phòng sinh hay bên ngoài cũng đều khiến cho người vợ cảm thấy chạnh lòng.

Phụ nữ vừa mới sinh con rất mong manh cả về thể chất lẫn tâm lý. Đây là lúc họ mong mỏi sự quan tâm của người chồng. Có những người chồng chỉ quan tâm tới em bé mà bỏ mặc vợ mình, điều này sẽ gây ra những tổn thương tâm lý rất lớn cho người vợ.

Tóm lại, việc sinh con rất trọng đại, có câu "cửa sinh như cửa tử", việc có người chồng bên cạnh vợ lúc này cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế của vợ chồng, cả 2 nên thống nhất với nhau trước khi người vợ chuyển dạ để đề phòng những tình huống đáng buồn xảy ra.

T/H

Chia sẻ