4 hiểu lầm thường gặp của mẹ về cơn sốt

Quang Vũ,
Chia sẻ

Mẹ thường lo lắng về những nguy cơ về bệnh tiềm ẩn có thể xảy đến với trẻ khi thấy bé nóng sốt. Tuy nhiên, tâm trạng sợ hãi này đôi khi dẫn tới những hiểu lầm của mẹ về cơn sốt. Hãy cùng làm rõ những hiểu lầm này nhé!

Hiểu lầm về thân nhiệt của trẻ khi nóng sốt

Có rất nhiều trường hợp, mẹ khi thấy thân nhiệt của con cao hơn bình thường thì lo lắng, sợ hãi. Có mẹ khi đo thân nhiệt con thấy dao động trên 37 độ cũng hoang mang, vội vã cho con uống thuốc hạ sốt.

Trên thực tế, trước hết các mẹ cần hiểu rõ, đôi khi nóng sốt là biểu hiện phòng vệ của cơ thể bé chống lại những nguy hiểm của tình trạng nhiễm trùng. Và cơn sốt chỉ thực sự bắt đầu khi thân nhiệt trẻ dao động từ 37.5 độ trở lên, thân nhiệt dưới mức này, chưa thể gọi là sốt.

Nếu nhiệt độ cơ thể bé ở mức 37.5 – 38 độ là có biểu hiện sốt nhẹ, lúc này các mẹ bình tĩnh, giảm sốt cho con bằng các biện pháp như lau người bằng nước nóng, giữ ấm và giữ thoáng cho cơ thể con… và theo dõi tình trạng con cẩn thận.

Nếu nhiệt độ của con tăng trên 38,5 độ, lúc này mẹ nên cho con uống một số loại giảm sốt có thành phần lành tính như Paracetamol giảm đau, hạ sốt Hapacol có hương cam, vị ngọt, được phân loại theo từng độ tuổi và cân nặng với liều lượng dùng phù hợp, giúp mẹ dễ lựa chọn và giúp bé uống dễ dàng hơn.

4 hiểu lầm thường gặp của mẹ về cơn sốt - Ảnh 1.

Hapacol 250 được sản xuất và phân phối bởi công ty Dược Hậu Giang. (Ảnh minh họa)

Nếu sau hai ngày liên tục mà thân nhiệt của con vẫn chưa có dấu hiệu giảm, mẹ nên đưa con tới bác sĩ để chẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.

Hiểu lầm về tâm lý của trẻ có liên quan tới cơn sốt

Chị Nguyễn Hương, có con gái 5 tuổi bị sốt cao về đêm, thân nhiệt tới 40 độ C. Khi sốt không bị co giật nhưng bé bị hoảng sợ. Chị có cho cháu uống thuốc hạ sốt và cho bé đi khám vào hôm sau. Bác sĩ kết luận, cháu bị viêm mũi họng và cho uống thuốc để điều trị. Sau đó, cháu khỏi bệnh nhưng chị thấy bé có biểu hiện hơi khác như thích chơi một mình, hay nổi cáu, mắt không nhanh nhẹn, ngủ hay mơ… Chị rất băn khoăn liệu bé nhà mình có phải bị ảnh hưởng từ cơn sốt vừa qua không và hết sức lo lắng.

Trong trường hợp giống như của chị Hương và con gái, các mẹ cần lưu ý đây vốn không phải là do ảnh hưởng của cơn nóng sốt mà là vấn đề tâm lý của trẻ. Tâm lý này có thể do sự mệt mỏi sau thời gian bệnh làm con khó chịu, có thể do con gặp vấn đề nào đó về tâm lý. Lúc này, điều mẹ cần làm là xoa dịu con, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy của trẻ bằng cách trò chuyện và làm bạn với con. Mẹ cũng nên cho con đi khám tổng quát để tìm giải pháp xử lý kịp thời nếu thấy tình trạng của con kéo dài.

Hiểu lầm về cách lau mát cho con bằng nước lạnh giúp giảm sốt

Bên cạnh việc cho con uống giảm sốt Paracetamol, các mẹ thường hay kết hợp lau mát hay đắp khăn lạnh cho con nhưng lại dùng nước lạnh.

Cần lưu ý tuyệt đối không dùng nước lạnh mà phải dùng nước ấm. Vì nước lạnh làm co mạch máu, gây giữ nhiệt trong cơ thể, không giúp hạ sốt mà trái lại, có thể gây nguy hiểm cho con.

Các mẹ có thể dùng một chiếc khăn nhúng nước ấm, vắt nhẹ rồi lau toàn thân con. Di chuyển và thay khăn liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm. Nếu đang ở trong môi trường lạnh, các mẹ tránh làm biện pháp này vì có thể khiến con cảm lạnh.

Sau khi lau người bằng nước ấm, các mẹ lau khô người con lần nữa rồi cho con mặc đồ thoáng đãng, tránh đổ mồ hôi, giữ ấm bụng và chân tay cho con.

4 hiểu lầm thường gặp của mẹ về cơn sốt - Ảnh 2.

Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để lau người hoặc chườm khăn khi trẻ sốt. (Ảnh minh hoạ)

Cho bé ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp và uống nhiều nước. Trong vòng hai 2 ngày, nếu bé không hạ sốt, mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của con và cho con tới bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hiểu lầm của mẹ khi cho rằng con sốt là biểu hiện bình thường, không cần tới bệnh viện

Như có đề cập ở trên, cơn sốt ở trẻ đôi khi là biểu hiện của sự khỏe mạnh khi cơ thể bé chống lại nguy cơ nhiễm trùng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, sốt cũng là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh khó lường, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Vì vậy, các mẹ cần đưa con tới bệnh viện khi thấytrer có những biểu hiện sau đây:

- Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở xuống khi có biểu hiện sốt, mẹ cần đưa tới bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời.

- Trẻ sốt cao khó hạ

- Trẻ sốt kéo dài trên 2 ngày liền mà không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã uống thuốc hạ sốt và làm các biện pháp lau mát bằng nước ấm thông thường.

- Trẻ có các dấu hiệu bất thường như không chơi, ngủ li bì, khó đánh thức, co giật, thở nhanh, thở khó, thở bất thường, tiêu chảy hay phần có nhầy máu.

- Mẹ thấy bé có bất kỳ biểu hiện lạ nào bên cạnh triệu chứng nóng sốt, đều phải cho con tới bệnh viện để kịp thời khám và điều trị.

Chia sẻ