11 gợi ý giúp mẹ dạy toán cho bé mẫu giáo
Có rất nhiều cách đơn giản và vui vẻ để bạn cho bé làm quen với khái niệm về con số, chiều dài, trọng lượng…
Tham khảo những hoạt động giúp bé tiếp xúc với toán học:
1. Dùng thuật ngữ toán học
Khi giao tiếp, bạn cần sử dụng những cụm từ đối lập như nặng – nhẹ, đầy – vơi, ngắn – dài, cao – thấp, nhiều – ít. Hãy để cho bé biết cách so sánh hai đồ vật theo đặc tính về khối lượng, chiều dài.
2. Học vẹt
Bạn hãy dạy bé học thuộc một dãy số theo thứ tự (thường là từ 0 đến 10) mà không cần giải nghĩa. Hát bài có số đếm, đếm ngón tay hoặc đồ vật là hoạt động mà bạn cần duy trì với con. Cách này sẽ giúp bé thuộc tên và trật tự của con số.
3. Dạy bé ý nghĩa của con số
Bạn hãy để bé hiểu số 2 có liên quan đến 2 đồ vật. Bạn thử bắt đầu chia đồ vật làm 2 phần, một bên là 2 món đồ, bên còn lại là 3 món và hướng dẫn bé tìm phần lớn hơn. Khi mới làm quen, cần để bé được chạm vào đồ vật khi đếm; sau đó, bé có thể đếm mà không cần chạm vào đồ. Bé có thể đếm số bát ăn cơm có trên bàn, số đồ vật được lấy ra khỏi giỏ.
4. Nguyên tắc của số đếm
Bạn hãy dạy bé biết rằng, nếu bé ngừng đếm ở một số nào đó thì số đó chính là tổng đồ vật mà bé vừa đếm. Hãy xếp những món đồ nhỏ thành một đường thẳng, bé sẽ vừa đếm vừa chạm tay vào đồ. Tiếp đến, bạn thêm đồ vật vào đuôi của dãy số và bé sẽ bắt đầu đếm lại.
5. Vận dụng đến những quyển sách
Bạn có thể dùng những cuốn truyện đơn giản, liên quan đến toán học; chẳng hạn: “Hai mẹ con Thỏ đang ăn cà rốt trong vườn. Có bao nhiêu củ cà rốt ở đó? Thỏ con đã ăn bao nhiêu củ cà rốt?”.
6. Nhóm các đồ vật tương đồng
Bạn hãy giúp bé xếp đồ vật vào nhóm có điểm chung; chẳng hạn, bé tự phân loại hộp bút vẽ, đặt một cái bút màu đỏ cạnh một cái bút màu đỏ khác, hai cái bút màu xanh cạnh hai cái bút xanh khác.
7. So sánh đồ vật
Bạn có thể hỏi bé xem đồ vật nào to hơn, bé hơn, tối màu hơn, nhẹ hơn… Có thể dùng những vật dụng thân thuộc như hai đôi giày có kích cỡ khác nhau hoặc 3 khối hộp (nhỏ, trung bình và lớn). Bạn hãy bắt đầu với hai đồ vật rồi tăng dần lên. Sau đó, cho bé làm quen với khái niệm trọng lượng, thể tích, gần – xa…
8. Đoán số
Bạn thử đặt 10 cái cúc áo vào lọ thủy tinh rồi để bé đoán xem có bao nhiêu chiếc cúc. Trong siêu thị, bạn hãy để bé ước lượng một bó rau nặng bao nhiêu gram, một cân hành có giá bao nhiêu…
9. Sắp xếp theo bố cục
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị những hạt nhựa lớn nhiều màu. Tiếp đến, bạn hãy dạy bé xâu hạt theo mẫu có sẵn: 1 hạt đỏ - 2 hạt xanh lá cây hoặc 1 hạt hồng – 3 hạt tím…
10. Thực hành về đo lường
Bạn có thể dạy bé dùng thước đo chiều dài đồ vật hoặc mực nước trong bồn tắm.
11. Giúp bé nhận diện và tập tô con số
Bạn có thể tự cắt giấy thành hình con số (hoặc dùng chữ số có sẵn) và dạy bé tạo nên những bức tranh với số đếm. Bạn cũng có thể hướng dẫn bé đặt hình mẫu con số lên tờ giấy trắng rồi tô viền theo con số đó.
1. Dùng thuật ngữ toán học
Khi giao tiếp, bạn cần sử dụng những cụm từ đối lập như nặng – nhẹ, đầy – vơi, ngắn – dài, cao – thấp, nhiều – ít. Hãy để cho bé biết cách so sánh hai đồ vật theo đặc tính về khối lượng, chiều dài.
2. Học vẹt
Bạn hãy dạy bé học thuộc một dãy số theo thứ tự (thường là từ 0 đến 10) mà không cần giải nghĩa. Hát bài có số đếm, đếm ngón tay hoặc đồ vật là hoạt động mà bạn cần duy trì với con. Cách này sẽ giúp bé thuộc tên và trật tự của con số.
3. Dạy bé ý nghĩa của con số
Bạn hãy để bé hiểu số 2 có liên quan đến 2 đồ vật. Bạn thử bắt đầu chia đồ vật làm 2 phần, một bên là 2 món đồ, bên còn lại là 3 món và hướng dẫn bé tìm phần lớn hơn. Khi mới làm quen, cần để bé được chạm vào đồ vật khi đếm; sau đó, bé có thể đếm mà không cần chạm vào đồ. Bé có thể đếm số bát ăn cơm có trên bàn, số đồ vật được lấy ra khỏi giỏ.
4. Nguyên tắc của số đếm
Bạn hãy dạy bé biết rằng, nếu bé ngừng đếm ở một số nào đó thì số đó chính là tổng đồ vật mà bé vừa đếm. Hãy xếp những món đồ nhỏ thành một đường thẳng, bé sẽ vừa đếm vừa chạm tay vào đồ. Tiếp đến, bạn thêm đồ vật vào đuôi của dãy số và bé sẽ bắt đầu đếm lại.
5. Vận dụng đến những quyển sách
Bạn có thể dùng những cuốn truyện đơn giản, liên quan đến toán học; chẳng hạn: “Hai mẹ con Thỏ đang ăn cà rốt trong vườn. Có bao nhiêu củ cà rốt ở đó? Thỏ con đã ăn bao nhiêu củ cà rốt?”.
6. Nhóm các đồ vật tương đồng
Bạn hãy giúp bé xếp đồ vật vào nhóm có điểm chung; chẳng hạn, bé tự phân loại hộp bút vẽ, đặt một cái bút màu đỏ cạnh một cái bút màu đỏ khác, hai cái bút màu xanh cạnh hai cái bút xanh khác.
7. So sánh đồ vật
Bạn có thể hỏi bé xem đồ vật nào to hơn, bé hơn, tối màu hơn, nhẹ hơn… Có thể dùng những vật dụng thân thuộc như hai đôi giày có kích cỡ khác nhau hoặc 3 khối hộp (nhỏ, trung bình và lớn). Bạn hãy bắt đầu với hai đồ vật rồi tăng dần lên. Sau đó, cho bé làm quen với khái niệm trọng lượng, thể tích, gần – xa…
8. Đoán số
Bạn thử đặt 10 cái cúc áo vào lọ thủy tinh rồi để bé đoán xem có bao nhiêu chiếc cúc. Trong siêu thị, bạn hãy để bé ước lượng một bó rau nặng bao nhiêu gram, một cân hành có giá bao nhiêu…
9. Sắp xếp theo bố cục
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị những hạt nhựa lớn nhiều màu. Tiếp đến, bạn hãy dạy bé xâu hạt theo mẫu có sẵn: 1 hạt đỏ - 2 hạt xanh lá cây hoặc 1 hạt hồng – 3 hạt tím…
10. Thực hành về đo lường
Bạn có thể dạy bé dùng thước đo chiều dài đồ vật hoặc mực nước trong bồn tắm.
11. Giúp bé nhận diện và tập tô con số
Bạn có thể tự cắt giấy thành hình con số (hoặc dùng chữ số có sẵn) và dạy bé tạo nên những bức tranh với số đếm. Bạn cũng có thể hướng dẫn bé đặt hình mẫu con số lên tờ giấy trắng rồi tô viền theo con số đó.