10 cách đơn giản để có một thai kì khỏe mạnh

Lan Tường - Theo Pluggeparents,
Chia sẻ

Một đứa trẻ chỉ có thể khỏe mạnh khi người mẹ có một thời gian thai kì khỏe mạnh. Vậy bạn có thể làm gì để bé yêu có sự khởi đầu tốt nhất?

Dưới đây là 10 lời khuyên bổ ích rất dễ thực hiện cho tất cả các bà mẹ.

1. Ăn uống khỏe mạnh với một chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chọn một chế độ ăn ít chất béo bao gồm đầy đủ các nhóm thức ăn. Trong thời gian mang thai, bạn cần khoảng 300 calo mỗi ngày. Bất cứ khi nào có thể hãy chọn ăn những thực phẩm hữu cơ, nhằm làm giảm nguy cơ bạn và đứa con đang phát triển của bạn tiếp xúc với thúc trừ sâu, các chất kích thích và bảo quản độc hại. Tự gieo trồng hoặc đặt mua ở các nguồn cung cấp tin cậy nếu như các sản phẩm hữu cơ quá đắt đỏ với thu nhập của bạn. Hãy tránh các loại thực phẩm chưa nấu chín. Hãy ăn nhiều cá hơn thường ngày vì cá là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp cho em bé của bạn nhiều DHA, cần thiết cho sự phát triển của não bộ, mắt và sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.

2. Tiếp tục bổ sung các loại vitamin trước khi sinh: Sắt, axit folic, canxi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Các viên uống bổ sung vitamin cùng với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé trong suốt thai kì. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về các loại vitamin tốt nhất.
 

3. Nghỉ ngơi: Dành ra 6- 8 tiếng cho giấc ngủ giúp bạn khỏe mạnh cả về thế chất và tinh thần.

4. Uống nhiều nước: Nước là chất lỏng tối cần thiết của cơ thế - vì cơ thể chúng ta có 60% nước. Lượng nước nạp vào cơ thế ảnh hưởng đến chất lượng nước ối cũng như làm giảm các cơn co thắt dạ con. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho co thể hãy uống 6-8 cốc nước mỗi ngày. Tránh việc uống quá nhiều đường, các loại thức uống có gas và caffeine. Hạn chế lượng caffeine đưa vào cơ thể xuống dưới 200-300 milligram mỗi ngày, tương đương với khoảng 2 – 4 tách café, theo lời khuyên tại Mayoclinic.com.

5. Tập thể dục: Duy trì 2,5h mỗi ngày với các môn thể dục ít vận động mạnh như đi bộ, yoga, khiêu vũ được khuyên là tốt cho sức khỏe trong giai đoạn mang thai. Sự luyện tập đều đặn không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai mà còn giúp người phụ nữ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh. Tuy nhiên nếu bạn có một trong những dấu hiệu bất thường nào như chảy máu âm đạo, khó thở, chóng mặt, nhịp tim đập nhanh, co thắt dạ con…hãy ngừng hoạt động ngay và thông báo cho bác sĩ.

6. Giảm căng thằng: Cẳng thẳng có thể là nguyên nhân của rất nhiều chứng bệnh như đau đầu, lo lắng, mệt mỏi, huyết áp cao, giảm hệ miễn dịch và sinh non. Mang thai có thể khiến cho các bà mẹ sinh con lần đầu, hoặc những người làm việc trong môi trường cạnh tranh cao bị căng thẳng. Điều quan trọng là các bà mẹ nhận ra những dấu hiệu của mình và biết cách giảm stress. Dưới đây là một số liệu pháp đơn giản giúp bạn có thể giảm được căng thắng:

- Hãy dành thời gian cho chính mình mỗi ngày: đọc sách, nghỉ ngơi, nghe nhạc, nấu ăn…hãy làm bất cứ việc gì bạn thích, nó sẽ làm cho bạn có cảm giác thư thái và hạnh phúc.

- Thư giãn bằng cách đến spa

- Đăng kí lớp học yoga trước khi sinh

- Đi bộ, tập thể dục cũng giúp giảm bớt căng thẳng.

7. Thận trọng với việc thăm khám thai kì: Thông thường với những thai phụ có nguy cơ thấp, bạn nên khám thai 4 tuần một lần trong 28 tuần đầu tiên, 2 tuần một lần từ tuần 28-36 và 1 tuần 1 lần từ tuần thứ 36 trở đi. Mọi sự thăm khám quá nhiều hay quá ít đều không được khuyến khích.
 

8. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và ma túy trong thời kì mang thai:  Sử dụng một trong những loại hình trên trong thời kì trên đều có thế dẫn đến khuyết tật bẩm sinh, sinh no, sẩy thai, nhẹ cân, hoặc gây ra tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh. Ngoài ra hãy nhớ rằng phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ đối với bất cứ loại thuốc nào đưa vào cơ thể, bởi những gì đi vào cơ thể bạn, cũng sẽ đi vào cơ thể em bé.

9. Giảm sự tiếp xúc của bạn với các loại hóa chất: Một nghiên cứu của nhóm làm việc về môi trường đã chỉ ra rằng em bé của bạn ngay khi chưa sinh ra đã có thể phải tiếp xúc với hơn 200 loại hóa chất độc hại. Các mẫu dây rốn của các mẫu trẻ sơ sinh đã cho thấy chúng phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu và các loại chất độc hại khác. Mặc dù có quá nhiều hóa chất và các chất độc hại xung quanh bạn, bạn vẫn có thể giảm sự tiếp xúc tối đa của mình với các loại chất độc này như:

- Đọc nhãn các sản phẩm sử dụng ngoài da thật kĩ lưỡng và kiểm tra độ an toàn của chúng với phụ nữ mang thai.

- Hạn chế sử dụng túi ni lông và đồ nhựa, đặc biệt là các sản phẩm tái chế số 3, 6 và 7.

- Không làm nóng thực phẩm và đồ uống trong hộp nhựa.

- Chọn sử dụng các loại thực phẩm hữu cơ hoặc nuôi trồng tại địa phương.

- Sử dụng các loại chất tẩy rửa không độc hại – như các loại chất tẩy rửa làm từ thảo mộc hoặc sử dụng chanh, dấm...

10. Chuẩn bị cho sự ra đời của em bé: Đọc sách, xem tivi, internet, tham dự các khóa học, hoặc trò chuyện với các bà mẹ khác để chuẩn bị cho mình các kiến thức cần thiết trước khi làm mẹ. Có đôi khi bạn trở nên lúng túng với quá nhiểu loại thông tin, hãy thư giãn và tìm hiểu đích xác những gì bạn muốn biết. Nếu các nguồn thông tin bất đồng nhau hay tham khảo thêm những người có uy tín, chuyên môn. Chuẩn bị tốt kiến thức trước khi sinh giúp em bé có được những điều kiện chăm sóc tốt nhất và bạn cũng không bị lúng túng và căng thẳng với vai trò làm mẹ của mình.

Chia sẻ