BÀI GỐC Lần đầu làm mẹ, sao nhiều khó khăn đến thế!

Lần đầu làm mẹ, sao nhiều khó khăn đến thế!

(aFamily)-Khi có em bé đồng nghĩa với chiếc giường ngủ của hai vợ chồng trở nên chật hẹp. Chồng phải vác chăn gối sang phòng bên cạnh mỗi đêm.

13 Chia sẻ

Kinh nghiệm nuôi con ở VN nhiều khi... phản khoa học

,
Chia sẻ

(aFamily)-Cách chăm sóc trẻ của các cụ mình ngày xưa thật ra còn nhiều cái phản khoa học lắm. Chẳng hạn chuyện trẻ bi tưa lưỡi, chuyện ăn dặm của trẻ...

Chào Vy,

Đọc bài của bạn làm mình nhớ lại những ngày đầu làm mẹ của mình. Hai vợ chồng mình ở xa cả hai bên nội ngoại cho nên mọi việc đều phải tự xoay xở hết. Bây giờ cháu đầu của mình cũng gần 6 tuổi rồi, những nhiều lúc ngồi nhớ lại những lần dậy đêm cho cháu bú, mình vẫn thấy "sợ", vì thèm ngủ quá.

Lần đầu tiên làm mẹ, mình cảm giác hồi hộp, lo lắng, vui mừng và cả sợ hãi nữa. Trước khi đẻ cháu, mình mua rất nhiều sách về đọc. Đặc biệt là những loại sách kiểu cẩm nang chăm sóc bé sơ sinh. Trong đó người ta dạy cho mình từ cách chăm sóc cuống rốn cho bé, từ những chi tiết rất nhỏ như là nhận biết màu sắc phân của trẻ sơ sinh trong những ngày mới sinh, rồi cách tắm cho bé, cách quấn tã cho bé v.v.  Nói chung là tất cả những gì liên quan đến em bé đều dược đề cập trong những cuốn cẩm nang này.

Mình vừa thực hành theo sách, vừa theo dõi xem con mình có phát triển theo đúng nhưng tiêu chuẩn mà sách đó nêu ra không. Rồi khi con bị bệnh, mình cũng theo dõi đối chiếu, có gì không hiểu thì mình đi hỏi bác sĩ gia đình. Cũng may nơi mình ở bác sĩ họ rất tận tình, không như ở Việt Nam mình.

Kinh nghiệm của các cụ ngày xưa, mình cũng có học hỏi, nhưng toàn theo kiểu tham khảo thôi, còn chủ yếu là mình theo sách nhiều.



Mình còn nhớ lần đó con mình mới được một tháng tuổi, bà bác dâu đến thăm, lật luôn áo con mình lên, rồi nặn vú cháu cho ra chất màu trắng giống sữa non của mình. Thằng bé đau khóc thét lên, mình lại không dám cản. Bác ấy bảo, nếu không nặn ra, nó sẽ bị sưng nhức khó chịu. Sau này đi hỏi bác sĩ gia đình, ông ấy phản đối hoàn toàn chuyện đó.

Cách chăm sóc trẻ của các cụ mình ngày xưa thật ra còn nhiều  cái phản khoa học lắm. Ngay cả chuyện trẻ bi tưa lưỡi, các bà thuờng khuyên là dùng mật ong đánh tưa cho con, nhưng các mẹ có biết đâu là trẻ em dưới một tuổi không đuợc phép dùng mật ong, vì trong nhiều trường hợp sẽ gây dị ứng nặng.

Nói chuyện này ra, mình thật sự mong các bà các cụ thông cảm, vì mình không có ý thiếu tôn trọng kinh nghiệm của các cụ, nhưng theo suy nghĩ của riêng mình thì chăm sóc con một cách có khoa học vẫn hơn.

Ngay chuyện ăn dặm của bé, các cụ ngày xưa nói là, ba tháng nên cho cháu ăn bột cho chắc dạ. Thực tế khoa học chứng minh, vì hệ thống tiêu hoá của các cháu dưới sáu tháng còn quá non, nên sáu tháng đầu các cháu chỉ nên uống sữa.

Chuyện chăm sóc con thì nhiều lắm, có viết ra đây thì chắc phải mất mấy ngày. Mình chỉ khuyên bạn là nên tham khảo từ sách và internet.

Còn chuyện chia sẻ công việc chăm con giữa bạn và chồng, thì mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn Phạm Thị Hoa. Chồng mình cũng khá tâm lí, anh ấy luôn giúp mình làm việc nhà. Trong mấy tháng đầu rất sợ bế con, vì sợ làm rơi nó. Nhưng khi cháu cứng cáp một chút rồi, thì việc gì anh ấy cũng làm được, từ thay bỉm, pha sữa, rửa chai, và tắm cho con.

Mình đẻ mổ cả hai cháu, nên cũng khá vất vả. Bây giờ cả hai cháu đều đến tuổi đi học rồi, nhàn hơn rất nhiều. Mình tin rằng bạn cũng sẽ làm được như mình và nhiều người mẹ khác.

Một điều nữa cần lưu ý là: hiện tượng trầm cảm sau khi sinh bé. Nên đọc thêm thông tin về mục này, vì nếu bạn rơi vào truờng hợp đó, nên đi khám để lấy thuốc uống. Chuyện này rất phổ biến và hoàn toàn có thể chữa đuợc.

Chúc hai mẹ con mạnh khoẻ.

PS: Nếu có thời gian thì bạn nên chụp ảnh cháu theo từng tháng. Sau này làm thành từng tập album kỉ niệm. Nhiều lúc ngồi xem lại rất thú vị.

Chia sẻ