BÀI GỐC Lần đầu làm mẹ, sao nhiều khó khăn đến thế!

Lần đầu làm mẹ, sao nhiều khó khăn đến thế!

(aFamily)-Khi có em bé đồng nghĩa với chiếc giường ngủ của hai vợ chồng trở nên chật hẹp. Chồng phải vác chăn gối sang phòng bên cạnh mỗi đêm.

13 Chia sẻ

Lần đầu tiên mang bầu của tôi thật "ác mộng" vì gia đình chồng soi mói

,
Chia sẻ

(aFamily)-Nhiều lúc, tôi cáo mệt, không ăn cơm lên phòng nằm, mẹ chồng liền chạy lên thăm dò xem có phải con dâu giả vờ mệt, không ăn cơm để không phải dọn dẹp không.

Những chuyện đã qua thì để cho nó qua, tôi sẽ không kể thêm nữa. Nhằm tránh làm rối rắm thêm câu chuyện và mọi người sẽ mệt mỏi khi đọc, tôi sẽ chỉ kể chuyện bắt đầu từ khi tôi biết mình mang bầu.


Khi biết mình có bầu, tôi nghĩ gia đình nhà chồng sẽ vui lắm vì bố mẹ chồng tôi là những người rất yêu trẻ. Và từ đó, quan hệ của tôi với mọi người sẽ cải thiện hơn chăng? Vì giờ đây sắp có 1 sinh linh nhỏ, máu mủ gắn kết mọi người lại với nhau. Con dâu sẽ không chỉ là con dâu nữa mà sẽ là mẹ của cháu ông bà. Nhưng chắc đó chỉ là hi vọng của riêng tôi.

Suốt 4 tháng rưỡi đầu mang thai, tôi trong tình trạng ốm nghén nặng nề. Nào là chóng mặt, buồn nôn, đau lưng, mỏi người như đa phần phụ nữ khác khi mang bầu. Tệ hơn cả, do thai dịch tiết ra nhiều nên tôi bị thêm chứng viêm dạ dày. Cả ngày chỉ nôn khan, nôn ra mật xanh mật vàng. Cộng thêm ăn uống không được nên tôi bị sụt cân và lúc nào cũng mệt mỏi vô cùng. Nhưng chưa bao giờ tôi được nhà chồng hỏi han được một câu. Tôi biết phận mình làm dâu nên cũng chẳng dám ai đòi hỏi ai phải đoái hoài đến mình. Nếu đã không được thế, tôi chỉ mong có được không gian thoải mái và sự chăm sóc từ chồng.

Chồng tôi là 1 người rất quan tâm đến vợ. Anh bảo tôi đừng lau nhà gì cả, dễ trượt chân ngã. Vì quả thực, công việc quét dọn nhà cửa với 5 tầng nhà không phải là một công việc nhẹ nhàng. Để lau xong một cái nhà với phòng bếp, phòng khách, có khi là phòng của mọi người và 5 cái cầu thang như thế thì không biết tôi phải chạy lên chạy xuống biết bao nhiêu lần. Hiểu được điều đó, anh đỡ tôi việc lau nhà (còn tôi thì quét từ trên xuống).

Thương chồng mỗi lần lau nhà thế, mồ hôi chảy ròng ròng nên tranh thủ đi làm về sớm tôi lại làm luôn để anh không phải làm. Anh đi làm xa hơn tôi, đường từ cơ quan về lại hay bị tắc nên số lần anh lau nhà cho tôi cũng chỉ được vài 3 lần.

Cho nên công việc cụ thể sau 1 ngày đi làm xa nhà mười mấy cây số là: lau nhà rồi nấu cơm nếu nhà chưa ai nấu, dọn cơm, rửa bát dọn dẹp qua loa sau bữa cơm. Quần áo mọi người mặc xong chỉ việc vứt đấy, tôi sẽ tự động mang lên giặt, khô thì rút xuống, gấp luôn quần áo cho cả nhà. Khoảng 10h đêm khi bố chồng tôi thôi không uống nước nữa thì phải chạy xuống rửa bộ ấm chén cho ông hôm sau còn uống nước (mặc dù ốm nghén nhiều lúc khoảng 8, 9h tôi đã thấy buồn ngủ và muốn nghỉ ngơi rồi, không làm thì sáng hôm sau lại phải 6h dậy để làm việc đ).

Đấy là ngày thường, còn thứ 7 và Chủ Nhật thì vô vàn những việc không tên. Bắt đầu từ 8h sáng đến 12h trưa cũng chưa xong việc. Ngủ trưa dậy lại chạy xuống nhà đóng hàng phụ giúp bố mẹ chồng nhà chồng tôi là một xưởng may nhỏ, giờ ông bà vẫn cắt may cùng em chồng tôi). Chiều lại cơm nước cho mọi người ăn rồi lại dọn dẹp....

Công việc có lẽ không nhiều vì tôi là “mang tiếng” là con dâu trưởng. Cộng thêm ông bà tuy già rồi vẫn phải lao động nên tôi cũng không dám ấm ức gì nhiều. Chỉ là nếu đôi khi có sự quan tâm 1 chút từ những người trong gia đình, được 1 câu nói cũng mát lòng thì bản thân tôi cũng đỡ thấy tủi thân. Những gì tôi nhận được từ nhà chồng khiến tôi thất vọng vô cùng.

Tôi ốm nghén, khó ăn uống, thời gian đầu sợ ăn cơm nên có dặn mẹ chồng đừng nấu cơm cho tôi ăn. Không hiểu sao ông bà vẫn nấu, được vài hôm thì ông nói: “Lần sau đ...’ nấu cơm cho chúng mày ăn nữa. Xong bọn tao lại phải ăn cơm thiu”.

Vì thế nên chiều hôm đó tôi bảo chồng ở nhà ăn cơm cùng bố mẹ thì em chồng tôi nói: “Làm gì có cơm mà ăn, ai thổi cho mà ăn”. Và bà còn nói với vợ chồng tôi: “Ăn quà lắm thế, lấy đâu mà tích góp”. Như các bà mẹ chồng khác, biết con dâu mang bầu, có khi còn hỏi ăn uống nọ kia, mẹ chồng tôi đã chẳng hỏi, chẳng cho được cái gì, lại còn thốt ra những lời vô tâm như vậy.

Tôi có hôm cũng định bộc bạch với mẹ chồng mong bà hiểu và thông cảm cho tôi. Bà cũng từng mang thai rồi sinh con nhưng đâu phải ai cơ thể ai cũng như nhau. Có người thì nhàn hạ, có người thì mệt mỏi vô cùng. Vậy mà, bà lại nói với tôi: “Mẹ thấy anh T (chồng tôi) làm hộ chị, mẹ cũng thấy mừng vì từ trước đến giờ anh ý không đụng tay vào việc gì cả. Thế nhưng, con M ý (em chồng tôi) nó ít tuổi nên đành hanh, nó bảo chị giả vờ mệt cho anh T phải làm”.

Đến đây thì tôi buồn không lời nào tả xiết. Như đã kể ở trên là chồng tôi cũng chỉ dăm 3 lần lau nhà được cho tôi chứ không hơn, thế mà.... Nếu thực sự mẹ chồng tôi thấy thông cảm đã không nói vậy với tôi để chị dâu và em chồng thêm bất hoà. Mà có lẽ bà nên nói với em chồng để nó hiểu chuyện hơn.

Rồi thi thoảng chồng tôi phơi quần áo hộ thì bố chồng tôi nói: “thằng này nó phơi quần áo mà tay vẫn gập như chuẩn bị đi làm”. Mẹ chồng tôi:  Nó chẳng giũ gì cả, quần áo tôi mặc vẫn nhàu nguyê ”. Ý như là, bọn tôi biết con trai tôi nó phải làm đấy. Nhưng lại xuống nhà cô chú chồng tôi kể là con dâu vụng, phơi cái quần, cái áo cũng không xong. Mà thực ra là biết chồng tôi làm.

Dạo gần đây, tôi còn phải kiêm luôn cả việc dọn dẹp lại nhà cửa cho bố chồng sau khi ông kéo bạn về chơi tá lả. Cũng chỉ là quét lau lại cái phòng khách, rửa bát đũa ông ăn muộn, rửa bộ ấm chén nhưng ông cũng chẳng nói được lời nào. Điềm nhiên như đó là nghĩa vụ của tôi. 10h tối đáng ra chỉ rửa qua bộ ấm chén thì tôi được lên phòng ngủ, đằng này lại phải loanh quanh dọn dẹp.

Nhiều lúc, tôi cáo mệt, không ăn cơm lên phòng nằm, bà mở sộc cửa phòng ra, chả hỏi han được một câu, nhìn nhìn 1 lát rồi lại đi xuống. Như để kiểm tra xem con dâu giả vờ mệt, không ăn cơm để không dọn dẹp gì.

Nếu mọi người cho là tôi cả nghĩ, thì tôi có thể kể thêm về những cuộc điện thoại của bà cho chồng tôi (lúc đó 2 vợ chồng đã đi làm) chỉ để hỏi: “Quần áo đã phơi chưa?”. Quần áo ít, tôi định để 2 ngày giặt 1 lần thì bà bảo: “Thiếu quần áo mặc  hoặc để lâu nó hôi nên phải giặt luôn. Ít thì không cho vào máy giặt thì giặt bằng tay đi”.

Chả nhẽ bà không biết phụ nữ mang bầu kiêng ngồi xổm, mấy lần đều nhắc tôi mang quần áo lên giặt tay. May có chồng tôi nói nên tôi cũng chỉ phải ngồi giặt tay 1 lần. Cũng may là chồng tôi còn biết bênh vực vợ.

Mới cách đây vài hôm thôi, chậm trễ 1 ngày không rút quần áo, em chồng tôi rút hộ, về nhà thấy bà cúi gằm mặt: “mày lên mà xem cơm nước thế nào rồi nấu, con kia (em chồng tôi ) nó ốm mà phải làm từ sáng đến giờ đấy.

Không ít lần mẹ chồng tôi “mày, tao rồi văng vít” nên tôi nghe cũng không choáng lắm. Nhưng lần này thì tôi thấy quá lắm rồi. Tôi chưa một lần nào đi làm về mà không chạy qua bếp xem cơm nước thế nào. Có gì thì thổi nấu nốt, loanh quanh dọn cơm. Mẹ chồng tôi đâu cần phải nói thế. Bà chỉ nói để xả cái ấm ức của bản thân, để thỏa nỗi xót con của mình. Mà, tối đó, em chồng tôi đi chơi đến tận 11h mới về, nào có đau ốm gì.

Với lại, tôi cũng đi làm chứ đâu có đi chơi. Mà, tôi thật lòng thấy coi thường những người bên đấy, lúc nào cũng nói những lời tốt đẹp nhưng cư xử lại chẳng ra gì. Mẹ chồng tôi mồm cứ hơn hớt mẹ thương con mẹ nên mẹ cũng thương con như con của mẹ rồi…vv…

Giờ có gì không làm được, tôi cũng nhờ chồng giúp. Tôi chẳng còn muốn để ý xem họ nghĩ gì về mình nữa. Vì tôi thấy, họ có đánh giá gì về mình cũng không quan trọng. Họ có sống đúng chuẩn mực đâu mà có quyền phán xét tôi. Và bản thân tôi thấy, tôi phải tự biết thương mình, đừng có mong chờ vào tình thương, sự quan tâm của những con người lạnh lùng ấy. Dù là thế, cuộc sống vẫn thật là mệt mỏi… khi tôi bước chân về “nhà” nhưng nó có đúng nghĩa là một cái  “nhà” không?  

Chia sẻ