BÀI GỐC Con dâu - khác máu tanh lòng

Con dâu - khác máu tanh lòng

Tôi cũng cố gắng vun đắp gia đình nhưng, thời gian chỉ giúp tôi hiểu thứ văn hóa "máu lạnh" của gia đình nhà chồng. Như một cơn ác mộng triền miên... Tôi bế tắc và kiệt quệ!

4 Chia sẻ

Li hôn có phải là giải pháp?

,
Chia sẻ

(aFamily) - Nghĩ đơn giản hơn để được sống thanh thản hơn. Còn li hôn hay không, tôi nghĩ không phải là giải pháp trong hoàn cảnh của chị!

Ly hôn không phải là cái kết dành cho chị, đó là điều tôi muốn chia sẻ với chị, chị Giang ạ.
 
Có thể “xuất phát điểm” của chị rất cao, lẽ ra phải được hưởng một hạnh phúc vẹn toàn, nhưng thử hỏi, có ai điều chỉnh được nó theo ý muốn của mình. Người ta phải có trách nhiệm với những quyết định của bản thân, dù tốt, dù xấu. Vì chị đã chọn “anh” đồng nghĩa với chọn cả gia đình anh nữa, nên chị cũng phải sống với những bổn phận liên quan. Tôi biết, với một người học thức cao như chị, điều tôi nói có vẻ như là một cái gì đó mang tính cam chịu, phục tùng và nhẫn nhục. Có thể nhiều người sẽ không đồng ý với quan điểm của tôi, sẽ phản đối tôi, nhưng suy cho cùng, những đức tính ấy đã trở thành “thâm căn cố đế” ăn sâu vào mỗi người phụ nữ Việt Nam tự ngàn đời rồi. Tôi chỉ đưa ra cái lý do để nói với chị rằng, ly hôn không phải là biện pháp hay. Bởi chồng chị vẫn yêu chị dù là một người đặt chữ “bên hiếu” nặng hơn “bên tình”, và quan trọng là chị vẫn “nặng lòng” với anh ấy và chị đang mang trong mình dòng máu của tình yêu, chị hãy để đứa bé lớn lên có một người cha yêu thương, chăm sóc nó. Tôi đã chứng kiến nhiều đứa trẻ không cha, tội nghiệp lắm chị ạ. Mà cũng cơ cực cho chị nhiều nữa.
 
Tôi nghĩ rằng, có thể thời gian này, gia đình chồng chị quá khắt khe với chị. Nhưng đọc bài viết của chị, tôi thấy họ cũng nghĩ cho chị: nhường anh chị miếng đất để xây nhà hay nói rằng chị sinh con xong thì đi làm ít hơn, ở nhà lo việc gia đình chẳng hạn.  Dù rằng, có thể bố mẹ chồng chị còn mang những ý nghĩ “chuyện bếp núc là chuyện đàn bà”- cái nếp nghĩ ấy bây giờ đã có nhiều thay đổi - song tôi nghĩ, suy cho cùng, ông bà cụ cũng chẳng muốn con dâu mình làm quá nhiều công việc xã hội, kiếm nhiều quá nhiều chẳng hạn. Và tôi chắc hẳn, bố mẹ chồng bạn là những người yêu thương cháu vì ít ra đứa bé mang dòng máu của họ. Thử hỏi, chị có muốn con mình được ông bà chăm sóc, chiều chuộng không? Tôi chắc rằng, sau khi sinh, chị sẽ được “ưu ái” hơn trong mắt gia đình chồng.
 
Có thể, tôi không bào chữa hay đồng ý hoàn toàn với những cư xử và lời nói của bố mẹ chồng dành cho chị, (tôi cũng thuộc “lớp người đổi mới khác xưa nhiều”) nhưng trong một chừng mực nào đó, tôi tự hỏi rằng: phải chăng, đôi khi vì nhận thức của chị cao quá, quan điểm của chị mới quá, mà vô hình chung, chị đã làm cho cuộc sống của chị thêm nặng nề bởi ý nghĩ “con dâu- khác máu, tanh lòng”, và một số lời nói, hành động của nhà chồng cũng trở nên quá quắt trong mắt chị. Nếu chị nghĩ đơn giản hơn, hay đơn giản lạc quan hơn, đôi khi mọi thứ lại trở nên rất dễ dàng.
 
Lời khuyên của tôi, đơn giản thôi: chị hãy xác định cho mình tư tưởng thoải mái, nhất là trong thời kỳ mang thai. Dù sao “văn hóa” gia đình chồng đã vậy rồi và trước sau gì anh chị cũng ra ở riêng và chị đã chịu đựng được hơn một năm rồi, chuyện đó sẽ giúp chị đầy nghị lực hơn trong cuộc sống sau này nhiều đấy.
 

Chị Giang thân mến, có thể đó chỉ là quan điểm của riêng tôi. Tôi chỉ muốn đóng góp một ý kiến nho nhỏ để chị tham khảo mà thôi. Tôi hi vọng, cuộc sống của chị sẽ hạnh phúc và thoải mái hơn, hi vọng đứa con của chị ra đời sẽ mang lại cho chị một nguồn vui sống và là động lực của chị để vun vén cho gia đình mình.

 Nguyễn Hương

Chia sẻ