Cúm A/H1N1: 10 điều không nên làm

,
Chia sẻ

Không nên hy vọng vacxin cúm mùa có thể ngăn ngừa cúm A/H1N1, không nên coi việc đeo măt nạ hay khẩu trang chuyên dụng là cách duy nhất phòng cúm...

Sau đây là 10 điều bạn không nên làm để ngăn ngừa cúm A/H1N1:

1. Không nên hy vọng vacxin cúm mùa có thể ngăn ngừa cúm A/H1N1 

Vacxin cúm mùa không bảo vệ bạn khỏi cúm A/H1N1. Hiện các nhà khoa học đang làm việc để cho ra đời loại vacxin chống cúm A/H1N1 nhưng đó sẽ là sự tiêm phòng riêng rẽ với vacxin cúm mùa. 

Hãy tiêm vacxin chống cúm mùa khi loại vacxin đó sẵn có. Cúm mùa có thể gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Trung tâm Kiểm soát - Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết cúm mùa hay các biến thể của nó đã cướp đi sinh mạng của 36.000 người/năm tại Mỹ và khiến hơn 200.000 người phải nằm viện.

Cũng theo Trung tâm này, tiêm phòng vacxin chống cúm mùa mỗi năm là cách tốt nhất để bảo vệ khỏi loại cúm này.  

2. Không nên coi việc đeo mặt nạ hay khẩu trang chuyên dụng là cách duy nhất phòng cúm
 
Theo CDC, hiện vẫn chưa rõ các loại mặt nạ chống cúm có tác dụng ngăn ngừa lây lan virut H1N1 hay virut cúm mùa hiệu quả đến mức nào. Với khẩu trang chuyên dụng N95 cũng vậy.

CDC không khuyên dùng mặt nạ hay khẩu trang ở hầu hết các nơi để tránh bị dính cúm A/H1N1 ngoại trừ khi bạn có nguy cơ cao dính cúm và chăm sóc ai đó bị bệnh giống cúm hoặc người có nguy cơ bị bệnh cao mà không thể tránh xuất hiện ở nơi đông người và có virut H1N1. 

Nhưng CDC khuyến cáo rằng những người bị cúm nên đeo mặt nạ, khẩu trang chuyên dụng để tránh lây lan bệnh nếu phải tiếp xúc gần với người khác. Tuy nhiên, bạn đừng coi mặt nạ hay khẩu trang chuyên dụng là cách bảo vệ duy nhất mà vẫn cần thực hiện các bước ngăn ngừa cúm khác: 

-         Rửa tay thường xuyên

-         Che miệng và mũi bằng giấy ăn khi ho hoặc hắt hơi

-         Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng

-         Nếu bạn có triệu chứng giống bị cúm, hãy tránh xa những người khác cho đến khi bạn khỏi cúm 24 giờ.

-         Giữ khoảng cách ít nhất là 2m với những người bị bệnh giống cúm.

Mặt nạ chỉ nên đeo một lần rồi vứt đi, không nên dùng lại.  

3. Đừng quên giữ vệ sinh

Virut cúm có thể vất vưởng trên sách, đồ chơi, nắm cửa, điện thoại, dụng cụ ăn uống và các vật khác. Vì thế, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa gia đình và thực hiện theo hướng dẫn trên đó.

4. Không nên coi thường các cảnh báo

Đừng bỏ qua những lời cảnh báo về cúm A/H1N1. Mối đe dọa của loại cúm này vẫn chưa hết. Có thể sẽ có thêm nhiều người phải nhập viện hoặc tử vong vì nó. 

Sau đây là những lời khuyên của CDC để giảm nguy cơ nhiễm cúm: 

-         Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Dùng giấy ăn hoặc cánh tay, không dùng bàn tay.

-         Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng, đặc biệt là sau khi bạn ho hoặc hắt hơi. Hoặc sử dụng chất rửa tay làm từ chất có cồn.

-         Tránh chạm vào mặt, mũi hoặc miệng.

-         Tránh tiếp xúc gần với người ốm.

Hệ thống Y tế quốc gia của Anh khuyên rằng với giấy ăn bạn sử dụng để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, bạn nên vứt nó đi sau lần sử dụng đầu tiên. 

5. Không nên rời khỏi nhà nếu bạn có dấu hiệu bị cúm 

Những triệu chứng bạn bị cúm A/H1N1 bao gồm bị sốt cao, ho, đau họng, nghẹt mũi, đau người, đau đầu, lạnh và mệt mỏi. Ngoài ra, tiêu chảy và nôn mửa cũng có thể là triệu chứng của cúm này. 

Trừ khi bạn được chăm sóc tại các trung tâm y tế, nếu không hãy ở nhà để tránh lây bệnh cho người khác. Điều đó có nghĩa bạn sẽ không đi làm hoặc đi học và không đi du lịch. 

Bạn sẽ cần ở nhà bao lâu? Theo CDC, hãy đợi cho đến khi bạn khỏi sốt 24h.  

6. Đừng chần chừ mà hãy đi cấp cứu nếu bạn có những triệu chứng chắc chắn của bệnh 

CDC khuyên mọi người nên tìm kiếm chăm sóc khẩn cấp cho trẻ nếu có bất kỳ  dấu hiệu nào sau đây: Thở nhanh hoặc khó thở; Da xám hoặc xanh xao; Không uống đủ nước; Bị nôn mửa thường xuyên và nghiêm trọng… 

Người lớn nên được cấp cứu khẩn cấp nếu họ có bất kỳ dầu hiệu nào sau đây: Khó thở và nghẹt thở; Đau hoặc bị tức ngực hoặc bụng; Hoa mắt chóng mặt đột ngột; Nôn mửa thường xuyên hoặc nghiêm trọng… 

Bị sốt cao hơn 3 này là một dấu hiệu nguy hiểm khác theo WHO. 

7. Nếu có con, bạn đừng quên dạy chúng cách ngăn ngừa cúm 

Trẻ em cũng cần làm những điều như người lớn - ở nhà khi cúm, tránh xa người bị cúm, dùng giấy ăn khi ho và hắt hơi, rửa tay thường xuyên… 

CDC khuyến cáo  nên bảo trẻ giữ khoảng cách ít nhất 2m khỏi những người bị cúm.

Thụy Vân

(Tổng hợp từ WB) 

Chia sẻ