"Bắt bệnh" đầu gối siêu đơn giản chỉ với một động tác duy nhất: Muốn biết đầu gối có khỏe không hãy thử ngay!

Phượng Nguyễn,
Chia sẻ

Đầu gối là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể. Đau nhức đầu gối có thể chính là dấu hiệu của một số bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp... Do đó chúng ta cần cảnh giác với tất cả những cơn đau đầu gối khác nhau.

Khớp gối là khớp lớn nhất và cũng phức tạp nhất trên cơ thể con người. Nó không chỉ chịu sức nặng âm thầm của cơ thể mà còn vận động các cấu trúc khác tham gia hoạt động của con người và cũng là bộ phận rất dễ chấn thương.

Cảm nhận trực quan nhất của chúng ta đó là sau khi đứng hay đi bộ quá lâu, hoặc chạy quá lâu thì đầu gối sẽ bắt đầu bị mỏi hoặc tê nhức. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, những thời điểm đau khác nhau sẽ cho bạn biết đầu gối của mình đang gặp các vấn đề khác nhau. Dưới đây là một số cơn đau phổ biến và các chứng bệnh liên quan:

1. Đầu gối đau sau khi tập thể dục: tín hiệu của bệnh phù dây chằng

Nếu bạn có cảm giác mặt trước của đầu gối đau nhức rõ ràng, khi chạm vào cũng có cảm giác như đầu gối bị sưng phồng lên thì điều này nói lên rằng rất có thể bạn đang bị phù dây chằng. Lúc này bạn nên nhanh chóng lấy đá chườm vào khớp gối để dây chằng dịu đi.

"Bắt bệnh" đầu gối siêu đơn giản chỉ với một động tác duy nhất! Muốn biết đầu gối có khỏe không hãy thử ngay! - Ảnh 1.

Những cách đau khác nhau sẽ cho biết những vấn đề khác nhau ở đầu gối.

2. Đầu gối chỉ đau vào buổi sáng: dấu hiệu của thoái hoá khớp gối

Nếu mỗi sáng vừa thức dậy bạn phát hiện khớp gối bị đau, nhưng cơn đau sẽ dần hết khi bạn vận động, đi lại. Trường hợp này bạn nên đặc biệt chú ý, vì đây là dấu hiệu thường gặp của bệnh thoái hoá khớp gối ở giai đoạn đầu.

3. Hơi cúi người là đau đầu gối: dấu hiệu của tổn thương xương bánh chè

Mỗi lần lên xuống cầu thang, leo núi hay ngồi xổm, nếu bạn cảm giác ngứa ran và đau nhức ở một vị trí nào đó trên khớp gối, thì điều này có nghĩa rằng bạn đang bị tổn thương xương bánh chè. Đặc biệt cơn đau sẽ càng nặng hơn khi bạn leo cầu thang.

"Bắt bệnh" đầu gối siêu đơn giản chỉ với một động tác duy nhất! Muốn biết đầu gối có khỏe không hãy thử ngay! - Ảnh 2.

4. Đầu gối đau ở một vị trí cố định: tín hiệu tổn thương sụn chêm

Bạn từng bị bong gân đầu gối khi vận động hoặc do một chấn thương nhỏ nào đó, nếu sau đó vẫn luôn cảm thấy đầu gối vị đau ở một vị trí cố định, khi ấn vào vị trí này thì cảm giác đau lại càng rõ ràng hơn. Trường hợp này cho biết rằng bạn đang bị tổn thương sụn chêm.

 5. Đầu gối đau không thể gập được: tín hiệu tổn thương nhiều cấu trúc

Bất luận trong trường hợp nào, nếu khớp gối đột nhiên bị đau, cho dù đang đi bộ hay đang ngồi, đầu gối cũng không thể cử động được và đi kèm với cảm giác đau rõ ràng. Điều này cho biết rằng, rất có thể khớp gối của bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng do tổn thương nhiều cấu trúc trong đó.

"Bắt bệnh" đầu gối siêu đơn giản chỉ với một động tác duy nhất! Muốn biết đầu gối có khỏe không hãy thử ngay! - Ảnh 3.

Đầu gối đau không thể gập được là dấu hiệu tổn thương nhiều cấu trúc bên trong.

Các chuyên gia y tế cho biết, có một động tác vô cùng hữu hiệu, có thể giúp bạn tự kiểm tra khớp gối của mình, đó chính là "bước vịt".

Đúng như tên gọi của nó, động tác này thực chất là bắt chước cách đi của vịt. Cách thực hiện rất đơn giản, đầu tiên bạn cần ngồi xổm từ từ đến độ sâu nhất có thể sau đó đi về phía trước bằng cách bước thay đổi giữa chân trái và chân phải giống như vịt.

Nếu bạn cảm giác phía trước đầu gối đau như bị châm chích lúc ngồi xổm hoặc thấy đầu gối bị đau và sưng lên thì có nghĩa rằng khớp gối đang bị tổn thương xương bánh chè.

Nếu đầu gối bị đau không thể di chuyển được hoặc bạn có cảm giác đau rõ rệt phía trong hay ngoài đầu gối, thì điều đó có nghĩa rằng phần sụn chêm ở đầu gối có thể đã bị tổn thương.

"Bắt bệnh" đầu gối siêu đơn giản chỉ với một động tác duy nhất! Muốn biết đầu gối có khỏe không hãy thử ngay! - Ảnh 4.

Bước vịt là động tác hữu hiệu trong việc chẩn đoán các vấn đề liên quan đến khớp gối.

Cần lưu ý một điều rằng, cách kiểm tra này có yêu cầu nhất định về sức của cơ đùi và sự phối hợp thể chất, do đó không khuyến khích những người trên 50 tuổi thực hiện. Ngoài ra, để đề phòng sự cố ngoài ý muốn, bạn nên thực hiện phương pháp khi có mặt bạn bè hoặc người thân ở bên.

Sau khi kiểm tra xong, nếu không cảm thấy bất kỳ điều gì khác biệt thì xin chúc mừng bạn, vì đầu gối của bạn vẫn còn rất tốt. Khi đó bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giữ cho khớp gối luôn khoẻ mạnh. Còn nếu khớp gối của bạn xuất hiện các vấn đề như trên thì bạn nên đến bệnh viện để có phác đồ điều trị đồng thời áp dụng các bài tập có lợi cho xương khớp như aerobic, thái cực quyền...

Theo Aboluowang, Sohu

Chia sẻ