Yêu con từ những điều nhỏ xíu
Có những điều giản dị và những cử chỉ tưởng chừng rất nhỏ để con cảm nhận được tình yêu thương, sự nâng niu và tôn trọng của bố mẹ mà không phải bố mẹ nào cũng biết hoặc thường xuề xòa bỏ qua.
1. Đừng cởi quần áo của con chỗ đông người
Một lần trong một buổi sinh hoạt cộng đồng ở trường của con gái, tất cả bố mẹ và các con đang ngồi quanh một tấm thảm để chuẩn bị nghe đọc sách, tôi quan sát thấy một mẹ kiểm tra lưng áo con, chắc thấy ẩm mồ hôi nên lập tức kéo áo con lên lột ra giữa “chốn đông người”, cậu nhóc chừng 4 tuổi có vẻ bối rối nhưng “bạn mẹ” thì hình như lại chỉ muốn “làm cho nhanh xong việc”.
Nhiều lần khác, ở những chỗ đông người khác, tôi cũng thấy nhiều mẹ vô tư tụt quần con khi con tè dầm, bị rớt đồ ăn lên người… mà không đưa con vào nhà vệ sinh hoặc chọn một góc “riêng tư” nào đó, hay thậm chí, ở phần lớn các trường mầm non hiện nay, các cô giáo vẫn thay quần áo cho các bạn gái/ bạn trai ngay giữa lớp. Có thể đối với bạn, đó chỉ việc “vặt” vì trẻ con biết thế nào là xấu hổ mà phải bận tâm, nhưng tôi lại nghĩ khác, việc vặt ấy có thể giúp mẹ dạy con biết cách bảo vệ cơ thể mình, biết tôn trọng người khác, hiểu về sự riêng tư cá nhân và các nguyên tắc lịch sự cơ bản nhất ngay từ khi con còn rất nhỏ để hình thành thói quen cho con, giống như cô bé của tôi, từ khi đi học lúc 20 tháng tuổi đã biết kiên quyết không cho cô giáo thay quần áo “ở chỗ có các bạn”.
Bể bơi có phòng thay đồ nhưng để “tiện” các con được thay đồ ngay trên bể bơi. (Ảnh: Hải An)
2. Chọn trang phục phù hợp cho con khi đi học
Tôi nhớ mãi “tình cảnh” dở khóc dở cười của Bi, chàng trai 4 tuổi tôi gặp trong WC ở trường con gái khi tôi đến đón con, khi tôi vào thì thấy Bi đang cuống quýt mà không thể cởi được quần ra để tè khi đã buồn quá rồi. Tôi ngồi xuống “trợ giúp” Bi và quả thật cũng loay hoay mãi mới tháo được chiếc cúc quần may giấu phía trong một lớp vải ở phần cạp. Chiếc quần Bi mặc hôm đó rất đẹp và sành điệu nhưng tôi cũng tự hỏi không biết đây có phải là lần đầu tiên Bi luống cuống và khổ sở như vậy mỗi lần “có nỗi buồn” ở trường không?
Một lần khác, tôi lại nhìn thấy trong công viên có một đoàn các bạn bé xíu đi dã ngoại, một cô bé di chuyển khá là vất vả vì chiếc giày công chúa điệu đà cứ tụt lên, tụt xuống, xộc xệch sang hẳn một bên, không biết bố mẹ của bé có biết con sẽ đi dã ngoại cùng các bạn không mà quên mất chuẩn bị cho con một đôi giày vừa vặn và thoải mái… Đối với các bạn nhỏ, nhất là khi đi học, việc lựa chọn quần áo theo tôi là thật thoải mái, bố mẹ vẫn có thể cho con mặc đẹp, nhưng đừng rườm rà, hãy lựa chọn cho con quần áo, giày dép phù hợp với các hoạt động ở lớp, sự chuẩn bị nhỏ xíu đó sẽ giúp con tự tin hơn, chủ động nhiều khi đi học.
Đôi giày xinh xắn và điệu đà nhưng không hợp với một buổi ra ngoài dã ngoại của con và các bạn chút nào! (Ảnh: Hải An)
3. Đừng quát mắng con trước mặt người khác
Khi tới các trung tâm thương mại, các bữa tiệc sinh nhật hay những khu vui chơi, tôi thấy rất nhiều bố mẹ “quắc mắt, mặt bừng bừng tức khí” hay thậm chí chỉ tay vào mặt quát mắng các con khi chúng chẳng may có hành động gì đó khiến bố mẹ không hài lòng… Việc dạy dỗ con khi chúng mắc lỗi là điều cần thiết, nhưng điều đó không có nghĩa là nếu bạn không “quát tháo, kể tội, ra hình phạt” ngay lập tức thì các con sẽ hư thêm chút nữa. Khi quát mắng con trước mặt người khác, thay vì giúp con nhận ra lỗi của mình, bạn vô tình lại chỉ khiến con cảm thấy xấu hổ và ngại ngùng, vì thế, nếu con có trót làm điều gì đó không phải, tôi thường ngồi xuống bên cạnh (nhiều lúc cũng phải hít thở sâu vài lần) và nói với con bé: “Chúng mình sẽ nói về việc này khi về nhà, bây giờ mẹ muốn con xin lỗi bạn/ lấy khăn lau chỗ nước đổ này đi/ ngồi xuống đây 5 phút…. (đưa ra cho con một gợi ý để sửa lỗi hoặc một hình phạt nhẹ nhàng nhất…)”. Sự bình tĩnh của bạn cũng sẽ giúp con bĩnh tĩnh hơn và có khi chẳng cần đợi đến khi về nhà nói chuyện, con sẽ hiểu ra ngay rằng mình đã làm điều gì đó không đúng, mẹ đã biết điều đó và đang cho mình cơ hội để “chuộc lỗi”.
Còn rất nhiều những điều nho nhỏ khác nữa như đừng bắt con phải đi vệ sinh ngoài đường, đừng gọi con là “con nhà tao, thằng nhà tớ” khi các mẹ buôn chuyện với nhau mà có mặt con ở đó (còn khi con vắng mặt thì… “tùy tâm” các mẹ nhé), đừng kể những “sự cố ngượng chưa kìa” của con ở nhà với mọi người khi đã hứa với con đó là “bí mật” của riêng hai người…. Không cần phải là sữa đắt tiền, quần áo hàng hiệu, đồ chơi xịn, trường học cao cấp…, những điều rất nhỏ đó tôi tin mới là thứ yêu thương ấm áp mà tất cả mọi đứa trẻ đều cần.
Một lần trong một buổi sinh hoạt cộng đồng ở trường của con gái, tất cả bố mẹ và các con đang ngồi quanh một tấm thảm để chuẩn bị nghe đọc sách, tôi quan sát thấy một mẹ kiểm tra lưng áo con, chắc thấy ẩm mồ hôi nên lập tức kéo áo con lên lột ra giữa “chốn đông người”, cậu nhóc chừng 4 tuổi có vẻ bối rối nhưng “bạn mẹ” thì hình như lại chỉ muốn “làm cho nhanh xong việc”.
Nhiều lần khác, ở những chỗ đông người khác, tôi cũng thấy nhiều mẹ vô tư tụt quần con khi con tè dầm, bị rớt đồ ăn lên người… mà không đưa con vào nhà vệ sinh hoặc chọn một góc “riêng tư” nào đó, hay thậm chí, ở phần lớn các trường mầm non hiện nay, các cô giáo vẫn thay quần áo cho các bạn gái/ bạn trai ngay giữa lớp. Có thể đối với bạn, đó chỉ việc “vặt” vì trẻ con biết thế nào là xấu hổ mà phải bận tâm, nhưng tôi lại nghĩ khác, việc vặt ấy có thể giúp mẹ dạy con biết cách bảo vệ cơ thể mình, biết tôn trọng người khác, hiểu về sự riêng tư cá nhân và các nguyên tắc lịch sự cơ bản nhất ngay từ khi con còn rất nhỏ để hình thành thói quen cho con, giống như cô bé của tôi, từ khi đi học lúc 20 tháng tuổi đã biết kiên quyết không cho cô giáo thay quần áo “ở chỗ có các bạn”.
Bể bơi có phòng thay đồ nhưng để “tiện” các con được thay đồ ngay trên bể bơi. (Ảnh: Hải An)
2. Chọn trang phục phù hợp cho con khi đi học
Tôi nhớ mãi “tình cảnh” dở khóc dở cười của Bi, chàng trai 4 tuổi tôi gặp trong WC ở trường con gái khi tôi đến đón con, khi tôi vào thì thấy Bi đang cuống quýt mà không thể cởi được quần ra để tè khi đã buồn quá rồi. Tôi ngồi xuống “trợ giúp” Bi và quả thật cũng loay hoay mãi mới tháo được chiếc cúc quần may giấu phía trong một lớp vải ở phần cạp. Chiếc quần Bi mặc hôm đó rất đẹp và sành điệu nhưng tôi cũng tự hỏi không biết đây có phải là lần đầu tiên Bi luống cuống và khổ sở như vậy mỗi lần “có nỗi buồn” ở trường không?
Một lần khác, tôi lại nhìn thấy trong công viên có một đoàn các bạn bé xíu đi dã ngoại, một cô bé di chuyển khá là vất vả vì chiếc giày công chúa điệu đà cứ tụt lên, tụt xuống, xộc xệch sang hẳn một bên, không biết bố mẹ của bé có biết con sẽ đi dã ngoại cùng các bạn không mà quên mất chuẩn bị cho con một đôi giày vừa vặn và thoải mái… Đối với các bạn nhỏ, nhất là khi đi học, việc lựa chọn quần áo theo tôi là thật thoải mái, bố mẹ vẫn có thể cho con mặc đẹp, nhưng đừng rườm rà, hãy lựa chọn cho con quần áo, giày dép phù hợp với các hoạt động ở lớp, sự chuẩn bị nhỏ xíu đó sẽ giúp con tự tin hơn, chủ động nhiều khi đi học.
Đôi giày xinh xắn và điệu đà nhưng không hợp với một buổi ra ngoài dã ngoại của con và các bạn chút nào! (Ảnh: Hải An)
3. Đừng quát mắng con trước mặt người khác
Khi tới các trung tâm thương mại, các bữa tiệc sinh nhật hay những khu vui chơi, tôi thấy rất nhiều bố mẹ “quắc mắt, mặt bừng bừng tức khí” hay thậm chí chỉ tay vào mặt quát mắng các con khi chúng chẳng may có hành động gì đó khiến bố mẹ không hài lòng… Việc dạy dỗ con khi chúng mắc lỗi là điều cần thiết, nhưng điều đó không có nghĩa là nếu bạn không “quát tháo, kể tội, ra hình phạt” ngay lập tức thì các con sẽ hư thêm chút nữa. Khi quát mắng con trước mặt người khác, thay vì giúp con nhận ra lỗi của mình, bạn vô tình lại chỉ khiến con cảm thấy xấu hổ và ngại ngùng, vì thế, nếu con có trót làm điều gì đó không phải, tôi thường ngồi xuống bên cạnh (nhiều lúc cũng phải hít thở sâu vài lần) và nói với con bé: “Chúng mình sẽ nói về việc này khi về nhà, bây giờ mẹ muốn con xin lỗi bạn/ lấy khăn lau chỗ nước đổ này đi/ ngồi xuống đây 5 phút…. (đưa ra cho con một gợi ý để sửa lỗi hoặc một hình phạt nhẹ nhàng nhất…)”. Sự bình tĩnh của bạn cũng sẽ giúp con bĩnh tĩnh hơn và có khi chẳng cần đợi đến khi về nhà nói chuyện, con sẽ hiểu ra ngay rằng mình đã làm điều gì đó không đúng, mẹ đã biết điều đó và đang cho mình cơ hội để “chuộc lỗi”.
Còn rất nhiều những điều nho nhỏ khác nữa như đừng bắt con phải đi vệ sinh ngoài đường, đừng gọi con là “con nhà tao, thằng nhà tớ” khi các mẹ buôn chuyện với nhau mà có mặt con ở đó (còn khi con vắng mặt thì… “tùy tâm” các mẹ nhé), đừng kể những “sự cố ngượng chưa kìa” của con ở nhà với mọi người khi đã hứa với con đó là “bí mật” của riêng hai người…. Không cần phải là sữa đắt tiền, quần áo hàng hiệu, đồ chơi xịn, trường học cao cấp…, những điều rất nhỏ đó tôi tin mới là thứ yêu thương ấm áp mà tất cả mọi đứa trẻ đều cần.