Xe tập đi: Cái bẫy không ngờ
Bé Bum được 10 tháng, đang chập chững tập đi nên chị Nguyệt quyết định mua cho con chiếc xe tập đi, giá khoảng gần 300.000đ, để Bum tự đi.
Hơn nữa, nhà chị neo người, có hai vợ chồng thay nhau trông hàng nên không có thời gian chăm con, mua chiếc xe về, chị vừa có thể bán hàng vừa có thể chạy qua chạy lại khi cho con ngồi chơi và tự đi trên xe.
Nhà chị Hương lại khác, có ông bà nội chăm sóc cháu nhưng cả hai ông bà đều ốm yếu, không bế được bé Tũn và dắt cháu chạy nhảy suốt ngày nên khi chị Hương mua xe tập đi và thả con ngồi chơi trong đó, ông bà trông cháu nhàn hẳn. Thậm chí, lúc ăn cháo và uống sữa, ông bà cũng cho cháu ngồi ăn trong đó, cháu vừa chơi, vừa đi lại được, còn ông bà cũng thoải mái hơn.
Méo mặt vì tai nạn bất ngờ
Một sáng, đang bán hàng thì chị Nguyệt nghe tiếng con khóc ré lên ở trong phòng khách, đến khi chạy vào chị phải khó khăn lắm mới lôi được con ra khỏi chiếc xe tập đi đang đổ ngược ở bậc lên xuống. Đầu bé Bum bị u một cục lớn, tím lại, bé khóc quá nên chị Nguyệt đành gọi chồng về đưa con đi viện khám.
Nguyên nhân là do bé Bum tập đi, lấy chân đẩy bánh xe lăn nhưng do xe không được thiết kế an toàn, bánh xe lăn rất bon nên bé không kiểm soát được tốc độ của mình và lao xuống bậc lên xuống phòng khách rồi té ngã.
Bé Tũn nhà chị Hương thì bây giờ cứ nhìn thấy xe tập đi là khóc, giãy giụa không chịu ngồi vào vì một lần bị ngã xe. Sau khi ngủ dậy, Tũn được ông bế ngồi vào xe và chơi trong phòng khách, đang chạy trong xe trong tiếng cổ vũ của ông thì chiếc xe lao thẳng vào chân cầu thang, Tũn bị trật khớp chân còn ông thì sợ không thốt lên được tiếng nào.
Xe tập đi làm trẻ… chậm biết đi
Một nguyên lý hết sức trái ngược, hầu hết các bậc cha mẹ mua xe tập đi về cho con đi đều có mong muốn con sớm biết đi và cha mẹ được rảnh rỗi làm nhiều việc vặt khác trong nhà. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ lên tiếng khẳng định rằng không những khiến trẻ chậm biết đi mà xe tập đi còn cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Xe tập đi mua tại Việt Nam không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật như những xe ở nước ngoài, có kết cấu vững, có bộ phận giảm trơn trượt, chống đổ ngã… Khi bé đẩy nhanh, bánh xe lăn bon hơn và tốc độ cũng như hướng di chuyển khó có thể kiểm soát.
Hơn nữa, nhà cửa tại các thành phố thường quá chật chội, nhiều bậc thang, đồ đạc… nên trẻ không có không gian đẩy xe, dễ gặp các tai nạn như ở trên.
Một điều đáng buồn là việc cho trẻ ngồi xe tập đi sẽ làm trẻ bị ỷ lại, quen có điểm bám, dựa để đi nên khó tự đi được khi được đứng một mình. Vì vậy, đa số các bé được ngồi xe tập đi lại… chậm biết đi hơn.
Ngoài việc làm trẻ chậm biết đi hay dễ gặp tai nạn do xe tập đi, các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình nhi còn khẳng định xe tập đi làm chân trẻ bị vòng kiềng. Lý do là hầu hết trẻ được cho ngồi xe tập đi sớm, khi trẻ còn rất nhỏ và xương bàn chân cũng như xương cẳng chân chưa đủ cứng để trẻ có thể tự đứng được.
Tuy nhiên, do xu hướng tự nhiên, khi trẻ được bỏ vào xe tập đi, trẻ thường dùng những đầu ngón chân để đẩy những bánh xe chạy đi. Do xương chân còn yếu và trẻ phải cố gắng nhón ngón chân để chịu lực đẩy bánh xe nên chân trẻ không phát triển thẳng bình thường, xương cẳng chân dễ bị biến dạng cong vòng kiềng.
Các bậc cha mẹ không nên phụ thuộc vào xe tập đi mà nên để con có cơ hội được tự đi, từng bước một. Tuy hơi vất vả một chút nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho bé, dạy con tính tự lập và quan trọng nữa là giữ gìn cho xương trẻ phát triển bình thường.
Nhà chị Hương lại khác, có ông bà nội chăm sóc cháu nhưng cả hai ông bà đều ốm yếu, không bế được bé Tũn và dắt cháu chạy nhảy suốt ngày nên khi chị Hương mua xe tập đi và thả con ngồi chơi trong đó, ông bà trông cháu nhàn hẳn. Thậm chí, lúc ăn cháo và uống sữa, ông bà cũng cho cháu ngồi ăn trong đó, cháu vừa chơi, vừa đi lại được, còn ông bà cũng thoải mái hơn.
Méo mặt vì tai nạn bất ngờ
Một sáng, đang bán hàng thì chị Nguyệt nghe tiếng con khóc ré lên ở trong phòng khách, đến khi chạy vào chị phải khó khăn lắm mới lôi được con ra khỏi chiếc xe tập đi đang đổ ngược ở bậc lên xuống. Đầu bé Bum bị u một cục lớn, tím lại, bé khóc quá nên chị Nguyệt đành gọi chồng về đưa con đi viện khám.
Nguyên nhân là do bé Bum tập đi, lấy chân đẩy bánh xe lăn nhưng do xe không được thiết kế an toàn, bánh xe lăn rất bon nên bé không kiểm soát được tốc độ của mình và lao xuống bậc lên xuống phòng khách rồi té ngã.
Bé Tũn nhà chị Hương thì bây giờ cứ nhìn thấy xe tập đi là khóc, giãy giụa không chịu ngồi vào vì một lần bị ngã xe. Sau khi ngủ dậy, Tũn được ông bế ngồi vào xe và chơi trong phòng khách, đang chạy trong xe trong tiếng cổ vũ của ông thì chiếc xe lao thẳng vào chân cầu thang, Tũn bị trật khớp chân còn ông thì sợ không thốt lên được tiếng nào.
Xe tập đi sẽ khiến chân bé bị... vòng kiềng (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Xe tập đi làm trẻ… chậm biết đi
Một nguyên lý hết sức trái ngược, hầu hết các bậc cha mẹ mua xe tập đi về cho con đi đều có mong muốn con sớm biết đi và cha mẹ được rảnh rỗi làm nhiều việc vặt khác trong nhà. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ lên tiếng khẳng định rằng không những khiến trẻ chậm biết đi mà xe tập đi còn cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Xe tập đi mua tại Việt Nam không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật như những xe ở nước ngoài, có kết cấu vững, có bộ phận giảm trơn trượt, chống đổ ngã… Khi bé đẩy nhanh, bánh xe lăn bon hơn và tốc độ cũng như hướng di chuyển khó có thể kiểm soát.
Hơn nữa, nhà cửa tại các thành phố thường quá chật chội, nhiều bậc thang, đồ đạc… nên trẻ không có không gian đẩy xe, dễ gặp các tai nạn như ở trên.
Một điều đáng buồn là việc cho trẻ ngồi xe tập đi sẽ làm trẻ bị ỷ lại, quen có điểm bám, dựa để đi nên khó tự đi được khi được đứng một mình. Vì vậy, đa số các bé được ngồi xe tập đi lại… chậm biết đi hơn.
Ngoài việc làm trẻ chậm biết đi hay dễ gặp tai nạn do xe tập đi, các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình nhi còn khẳng định xe tập đi làm chân trẻ bị vòng kiềng. Lý do là hầu hết trẻ được cho ngồi xe tập đi sớm, khi trẻ còn rất nhỏ và xương bàn chân cũng như xương cẳng chân chưa đủ cứng để trẻ có thể tự đứng được.
Tuy nhiên, do xu hướng tự nhiên, khi trẻ được bỏ vào xe tập đi, trẻ thường dùng những đầu ngón chân để đẩy những bánh xe chạy đi. Do xương chân còn yếu và trẻ phải cố gắng nhón ngón chân để chịu lực đẩy bánh xe nên chân trẻ không phát triển thẳng bình thường, xương cẳng chân dễ bị biến dạng cong vòng kiềng.
Các bậc cha mẹ không nên phụ thuộc vào xe tập đi mà nên để con có cơ hội được tự đi, từng bước một. Tuy hơi vất vả một chút nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho bé, dạy con tính tự lập và quan trọng nữa là giữ gìn cho xương trẻ phát triển bình thường.
Thái An
(Tổng hợp)
(Tổng hợp)