Vũ trụ Brainrot: Nếu bạn trên 6 tuổi, bạn không hiểu nổi đâu!

Trần Hà,
Chia sẻ

Chào mừng đến với thế giới của Tung Tung Tung Sahur, Ballerina Cappuccin, Lirilì Larilà,...

Tại sao "nếu bạn trên 6 tuổi, bạn không hiểu nổi Vũ trụ thối não"?

Đối tượng của Vũ trụ Brainrot (hay còn gọi là Vũ trụ thối não) hướng đến là những trẻ em học tiểu học, mẫu giáo, đặc biệt là những cá nhân dưới 6 tuổi trên toàn thế giới. Những đứa trẻ chưa hiểu mặt chữ, chưa rành đếm số đã có thể đọc vanh vách tên các nhân vật dù rất khó hiểu, rối rắm và… vô nghĩa. 

Còn người lớn khi nghe con mình nói thì cứ ngỡ tiếng ngoài hành tinh, thậm chí khi đã xem quá 180 phút Vũ trụ Brainrot thì vẫn không thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra, tại sao những đứa trẻ dưới 6 tuổi lại mê mẩn đến vậy.

Vũ trụ Brainrot: Nếu bạn trên 6 tuổi, bạn không hiểu nổi đâu!- Ảnh 1.

Một số nhân vật trong Vũ trụ Brainrot. Ảnh: MXH.

Thế nên trên mạng xã hội hiện tại mới đang truyền tai nhau nhiều câu nói: “Nếu bạn trên 6 tuổi - bạn không hiểu nổi đâu” khi nhắc về Vũ trụ Brainrot trong mắt người lớn.  

Câu nói này cũng đang là tiêu đề của một bài báo trên The Guardian “Italian brainrot: Do not read this article if you are over six. You won’t get it” - nó mô tả chính xác thứ cảm giác hoang mang mà hàng triệu phụ huynh trên khắp thế giới đã và đang trải qua, khi con cái của họ bỗng nhiên nói vanh vách một thứ ngôn ngữ… không tồn tại, lặp lại những cụm từ vô nghĩa như Tung Tung Tung Sahur, Ballerina Cappuccin, Lirilì Larilà,... một cách vanh vách.

Hầu hết người lớn, ngay cả những người làm chuyên môn về giáo dục cũng không hiểu những âm thanh mà con mình đang nói là gì, còn với những đứa trẻ Gen Alpha thì đây đang là “vũ trụ” của riêng chúng - nơi chúng thấy vui, thấy hay nhưng đôi khi cũng... không hiểu.

Vũ trụ Brainot xâm chiếm mạng xã hội, trẻ 4-5 tuổi mê mẩn. Nguồn: sudauto

Vũ trụ Brainrot trở thành một xu hướng, trend trên mạng xã hội trong năm 2025, khởi nguồn từ một số video trong một cộng đồng nhỏ trên TikTok tại Ý. Sau đó, lan rộng ra thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Ở đó, bao gồm một loạt hệ sinh thái các nhân vật hư cấu, hành động không có logic, ngôn ngữ méo mó và tên gọi kỳ lạ được tạo ra bởi AI (trí tuệ nhân tạo). Người sáng tạo nghĩ ra các ý tưởng càng dị càng tốt như: Ngỗng gắn cánh quạt, Cá mập đi giày thể thao, Voi đi dép, Ếch thân bánh xe, Đầu ly trà thân con người… 

Tất cả chúng xuất hiện trong các video ngắn, chủ yếu trên TikTok kéo dài 15-30 giây, do AI tạo ra cả hình ảnh lẫn âm thanh, sử dụng thứ “giả ngôn ngữ Ý”. Đặc trưng của chúng là việc sử dụng các âm thanh lặp đi lặp lại, tạo cảm giác ám ảnh, phi lý nhưng cuốn hút. Ví dụ như “Dịu dàng thì sẽ được phát ẩm là "Dịu dànggggggggggg" - tiếng kéo dài bất thường, hoặc bị lặp đè nhiều tầng, gây hiệu ứng như não bị reset, in đậm trong tâm trí người xem. 

Dù ghét hay thích, bạn vẫn sẽ nhớ nó.

Một số nhân vật nổi vật trong Vũ trụ Brainot:

- Tung Tung Tung Sahur: một nhân vật bằng gỗ có hình người nổi bật nhất trong Vũ trụ Brainot. Cụm từ tượng thanh "tung tung tung" bắt chước âm thanh của bedug, một loại trống gỗ truyền thống được sử dụng ở Indonesia và Malaysia để báo hiệu sahur - bữa ăn trước bình minh trước khi ăn chay trong tháng Ramadan.

- Tralalero Tralala: Cá mập ba chân mang giày Nike, hát "Tralalero Tralala".

- Ballerina Cappuccin: Cô gái với đầu là tách cà phê cappuccino nhanh chóng vượt mặt cả Peppa Pig để trở thành nhân vật yêu thích nhất của trẻ em tại nhiều quốc gia..

- Bombardiro Crocodilo: Cá sấu lái máy bay ném bom, mang phong cách Ý với âm thanh bắn phá.

- Lirilì Larilà: Voi sa mạc hai chân, mang sandal khổng lồ, có đồng hồ ticking trên người.

Vũ trụ Brainrot: Nếu bạn trên 6 tuổi, bạn không hiểu nổi đâu!- Ảnh 2.
Vũ trụ Brainrot: Nếu bạn trên 6 tuổi, bạn không hiểu nổi đâu!- Ảnh 3.
Vũ trụ Brainrot: Nếu bạn trên 6 tuổi, bạn không hiểu nổi đâu!- Ảnh 4.
Vũ trụ Brainrot: Nếu bạn trên 6 tuổi, bạn không hiểu nổi đâu!- Ảnh 5.
Vũ trụ Brainrot: Nếu bạn trên 6 tuổi, bạn không hiểu nổi đâu!- Ảnh 6.

Làn lượt các nhân vật hot trong vũ trụ Brainot.

Dù có vẻ lộn xộn, hỗn loạn và vô nghĩa, các video này lại thu hút trẻ em một cách mạnh mẽ. Theo The Guardian, nhiều bé từ 3 đến 6 tuổi có thể thuộc lòng hàng loạt tên gọi và câu thoại trong các video Italian Brainrot, dù không ai từng dạy chúng.

 Phụ huynh bối rối, con: "Hay mà mẹ, các bạn trên lớp đều xem, đều thuộc" 

Trên TikTok, các video gắn hashtag #ItalianBrainrot đã vượt hơn 1,2 tỷ lượt xem tính đến tháng 6/2025. Nhiều phụ huynh Việt còn tưởng con nói nhảm do xem nhầm nhưng khi kiểm tra lại TikTok thì phát hiện ra đó là xu hướng toàn cầu.

Vào tháng 6 vừa qua, nhiều phụ huynh bất ngờ với clip Dừa (4 tuổi) - con trai của cặp đôi nổi tiếng Trang Lou - Tùng Sơn đọc vanh vách tên các nhân vật trong Vũ trụ Brainot chỉ thông qua một đặc điểm trên cơ thể của các nhân vật này. Clip thu về hơn 20 triệu lượt xem. 

Đáng chú ý là không chỉ có Dừa mà nhiều trẻ em khác dướ 6 tuổi ở Việt Nam cũng thuộc lòng, mê mẩn các nhân vật này.

Clip Dừa đu trend đọc tên các nhân vật trong Vũ trụ Brainrot.Nguồn: Tùng Dương.

"Con tôi cứ đi học về là mở TV, điện thoại lên xem không sót một tập nào, hồi trước còn Doraemon, Conan chứ dạo này là chuyển qua cái này hẳn luôn. Tôi nghe mà đau đầu, nhức óc chứ chẳng hiểu gì cả. Hỏi con thì con nói hay mà mẹ, các bạn trên lớp đều xem, đều thuộc", chị Hoàng Linh, đang sống ở Hà Nội cho hay khi được hỏi về vũ trụ này.

Anh L.N đăng tải bài viết nói về trải nghiệm đi Thảo Cầm Viên cùng các con vào dịp cuối tuần lên Facebook cá nhân: "Tranh thủ dịp cuối tuần từ đơn vị về nhà cho các con đi Thảo Cầm Viên chơi, mà đến chỗ con Voi thì chúng nó cứ li la li ri gì đó, tới con cá sấu thì hét là bom ba.... Tôi còn tưởng mấy con này có tên mới cho đến khi vợ tôi nói là mấy con trong phim hoạt hình. Lúc tôi mở ra xem thì hết hồn vì sao mà nó lạ lẫm với tôi quá...". 

Nhiều phụ huynh đồng cảm với chia sẻ này.

Đặc biệt là các bé dưới 6 tuổi, chưa biết mặt chữ nhưng khi vào Vũ Trụ Brainrot thì nhớ rất nhanh, thuộc và nhận diện tên các nhân vật vèo vèo.

Vũ trụ Brainrot: Nếu bạn trên 6 tuổi, bạn không hiểu nổi đâu!- Ảnh 7.
Vũ trụ Brainrot: Nếu bạn trên 6 tuổi, bạn không hiểu nổi đâu!- Ảnh 8.

Nhiều phụ huynh hoang mang. Nguồn: Nhà mình có Key&Kem

Về vấn đề này, chuyên gia truyền thông Jordan Foster phân tích rằng hiện tượng này lan rộng là vì đánh trúng ba yếu tố “bắt não”, "virus cảm xúc": Âm thanh dễ thuộc, dễ bắt chước - trẻ nhỏ có xu hướng ghi nhớ những gì ngắn, lặp đi lặp lại, đặc biệt khi được phát theo nhịp nhanh; Màu sắc bắt mắt, chuyển động liên tục - khiến não trẻ luôn trong tình trạng kích thích, khó rời mắt; Tính kết nối xã hội - khi một trẻ trong lớp “học thuộc” meme này, những trẻ khác nhanh chóng học theo. Tại nhiều trường mẫu giáo, trào lưu “Tung Sahur” đã lan nhanh hơn cả trò chơi dân gian.

Thêm vào đó, các video dạng này thường có nhịp cắt rất nhanh, khoảng 0.8 giây mỗi cảnh, khiến khả năng tập trung dài hạn của trẻ bị ảnh hưởng, não bộ quen với việc nhận tín hiệu gián đoạn, dẫn đến khó tiếp thu nội dung mang tính logic hoặc cần suy nghĩ lâu.

Trào lưu này khiến nhiều chuyên gia giáo dục và ngôn ngữ lên tiếng. Theo tiến sĩ Monica Prasad từ Đại học Stanford, trẻ dưới 7 tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh về ngôn ngữ và khả năng tư duy logic. Việc tiếp xúc quá nhiều với nội dung vô nghĩa, âm thanh dồn dập, không có cấu trúc ngữ pháp ổn định có thể ảnh hưởng đến khả năng phân biệt ngôn ngữ thật - ảo, khiến trẻ chậm nói đúng hoặc dễ bắt chước các mẫu câu lệch chuẩn.

Song, cũng không thể cấm hay thúc ép các con bỏ xem Vũ trụ Brainrot ngay lập tức chỉ vì “mẹ/bố không hiểu con đang xem cái gì".


Trong một bài viết có tên “Những điều cha mẹ nên biết về xu hướng "Thối não" đang lan truyền trên mạng với trẻ em", Bethany Braun-Silva - chuyên gia về nuôi dạy con cái, giải trí và lối sống ở Los Angeles, California, Mỹ chỉ ra rằng: Phụ huynh không cấm đoán triệt để chỉ vì bản thân “nghe không hiểu” mà thay vào đó nên đồng hành cùng trẻ, từ đó dẫn dắt con hướng tới các nội dung lành mạnh hơn.


Chia sẻ