Vì sao trẻ sơ sinh bị ho đờm, khò khè, sổ mũi và cách chăm sóc?
Trẻ sơ sinh ho đờm, khò khè, sổ mũi do hệ hô hấp còn non nớt. Những triệu chứng này khiến bé khó chịu, quấy khóc, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.
Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị ho đờm, khò khè, sổ mũi?
Đường thở ngắn, hẹp, dễ tắc nghẽn
Đường thở của trẻ sơ sinh rất ngắn và hẹp. Niêm mạc mũi - họng dễ bị phù nề khi có các yếu tố kích thích: virus, vi khuẩn và không khí lạnh. Trẻ chưa biết xì mũi hay khạc đờm nên dịch tiết càng dễ tích tụ lại gây khò khè, nghẹt mũi, ho kéo dài.
Hệ miễn dịch còn non yếu
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ nhiễm các loại virus hô hấp thường gặp như RSV, influenza, adenovirus… Những tác nhân này là nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp dưới ở trẻ.
Môi trường sống
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi mịn, nấm mốc hoặc virus từ người lớn bị bệnh hô hấp có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hô hấp với biểu hiện khò khè, ho nhiều về đêm.
Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ bị viêm đường hô hấp
Các bệnh như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi (do virus RSV) là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khò khè, ho nhiều, có đờm. Khi đó, virus tấn công vào niêm mạc phế quản, tiểu phế quản gây phù nề, tăng tiết dịch nhầy, làm hẹp lòng đường thở.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Ở trẻ sơ sinh dễ xảy ra trào ngược sau bú, đặc biệt khi trẻ bú no hoặc nằm ngay sau khi bú. Khi đó, dịch axit dạ dày có thể trào lên họng, gây ho, khò khè, nghẹt mũi về đêm. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ rất dễ bị viêm đường hô hấp tái lại.

Trẻ sơ sinh khò khè, sổ mũi, khi nào cần khám ngay?
Trẻ sơ sinh thở nhanh hoặc khó thở: Nhịp thở > 60 lần/ phút (trẻ < 2 tháng), có dấu hiệu rút lõm lồng ngực; cánh mũi phập phồng, thở rít, tím môi.
Trẻ bú kém hoặc bỏ bú: Trẻ không bú được hoặc bú ít, dễ sặc, mệt khi bú; có dấu hiệu mất nước: khô môi, tiểu ít.
Trẻ sốt cao hoặc hạ thân nhiệt: Sốt >38°C ở trẻ dưới 3 tháng hoặc thân nhiệt dưới 36°C.
Lừ đừ, ngủ nhiều bất thường hoặc kích thích: Trẻ không phản ứng, ngủ li bì hoặc kích thích, khó dỗ, quấy khóc liên tục
Khò khè ngày càng nặng, dai dẳng nhiều ngày: Khò khè không giảm sau vài ngày, kèm nhiều đờm làm bé ngủ không yên, khó thở, cần được kiểm tra sớm để tránh biến chứng..
Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi họng xuất tiết, có ho đờm, sổ mũi kéo dài không sốt, vẫn ăn, ngủ tốt, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ giảm ho và tiêu đờm.
Làm sao để giảm ho có đờm, khò khè, sổ mũi cho trẻ sơ sinh?
Vệ sinh mũi đúng cách
Mayo Clinic khuyến cáo cha mẹ nên vệ sinh mũi sạch sẽ thông thoáng cho trẻ bị ho đờm kèm, sổ mũi. Hút rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch dịch nhầy và thở dễ hơn.
Lưu ý: Thực hiện đúng kỹ thuật để tránh sặc, không dùng lực hút quá mạnh.
Giữ ấm cơ thể
Trẻ sơ sinh cần được giữ ấm vùng cổ, ngực, bàn chân để ngăn ho về đêm, nhất là khi nằm điều hòa. Có thể xoa dầu tràm hoặc khuynh diệp vào gan bàn chân, ngực, nhưng tránh bôi lên mặt. Không ủ quá kín khiến trẻ ra mồ hôi lạnh.
Vỗ rung long đờm cho trẻ
Vỗ rung giúp đẩy đờm ra khỏi phổi, hỗ trợ thở dễ hơn. Lưu ý: Không vỗ vị trí dạ dày, xương sống. Tránh vỗ rung long đờm khi trẻ vừa bú no có thể gây nôn trớ.
Tăng cường cho trẻ bú mẹ
Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể IgA giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên. Bú thường xuyên còn giúp làm loãng đờm và duy trì thể trạng cho bé. Nếu trẻ ho đờm nôn trớ thì không nên cho ăn quá no trong một lần mà chia thành nhiều cữ trong ngày.
Trẻ trên 6 tháng tuổi thì cho uống thêm nước giúp làm loãng đờm, dễ dàng xì mũi hoặc hút mũi.
Hạn chế lây nhiễm từ người lớn
RSV và các virus gây bệnh đường hô hấp rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người bệnh hoặc qua các bề mặt bị nhiễm virus. Do đó, cần tránh cho trẻ tiếp xúc gần với người ho, cảm cúm.
Siro hỗ trợ giảm ho, đờm, sổ mũi cho trẻ
Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp nhạy cảm, khi bị ho đờm, khò khè, cha mẹ cần thận trọng khi lựa chọn sản phẩm hỗ trợ.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng thuốc ho long đờm không kê đơn có thể gây tác dụng phụ và chưa được chứng minh hiệu quả trong nhóm tuổi này.
Với trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể lựa chọn sản phẩm thảo dược chứa dịch chiết: quất, gừng, húng chanh... hỗ trợ làm ấm cơ thể, dịu họng, giảm ho, tiêu đờm.
Một trong những sản phẩm được nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ho cảm Ích Nhi chứa các dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của WHO): quất (tắc), cát cánh… Sản phẩm hỗ trợ giải cảm, hỗ trợ giảm ho và tiêu đờm cho trẻ.
Mỗi lần con bị ho, sổ mũi, cha mẹ luôn lo lắng. Nhưng với sự hiểu biết đúng và cách chăm sóc phù hợp, bạn hoàn toàn có thể giúp con vượt qua những ngày ốm nhẹ nhẹ nhàng, để trẻ có nền tảng hô hấp khỏe sau này.

TPBVSK Siro ho cảm Ích Nhi sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế Thế giới: quất (Nam Định), cát cánh (Lào Cai).... có tác dụng hỗ trợ giải cảm, hỗ trợ giảm ho và tiêu đờm cho trẻ.
TPBVSK Siro Ho Cảm Ích Nhi - Sản phẩm duy nhất trong dòng ho cảm thảo dược, hai lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022 và 2024 (Vietnam Value).
Thông tin sản phẩm tại: ichnhi.vn
Tư vấn khách hàng: 1800.64.68.45
Số GPQC số 429/2021/XNQC-ATTP. Bộ Y tế cấp ngày 18/2/2021.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.