Vì sao trẻ nhỏ từng rất thông minh, lớn lên lại trở nên tầm thường? Câu trả lời khiến nhiều cha mẹ giật mình

M.Tee,
Chia sẻ

Dù trẻ thông minh từ nhỏ nhưng nếu không được rèn luyện và định hướng đúng đắn, theo thời gian năng lực sẽ dần mai một đi.

Có những đứa trẻ từng được gọi là "thần đồng", lớn lên trong vô vàn lời khen: nào là thông minh, nào là xuất chúng, là "con nhà người ta" trong mắt mọi người. Nhưng rồi theo thời gian, ánh hào quang ấy dần mờ nhạt, nhường chỗ cho sự bình thường đến khó tin.

Thực tế, trí thông minh không chỉ nằm ở việc biết đọc sớm hay giải toán giỏi. Một đứa trẻ thực sự thông minh là đứa có khả năng tập trung sâu, tư duy kỹ lưỡng, tự giác rèn luyện bản thânbiết mình đang hướng tới điều gì.

Nếu thiếu đi những yếu tố đó, dù có tố chất bẩm sinh đến đâu, trẻ cũng rất dễ bị tụt lại phía sau trong hành trình trưởng thành.

 1. Trí thông minh bẩm sinh là món quà nhưng không phải là vũ khí suốt đời

Một đứa trẻ sớm biết đọc, làm toán siêu nhanh hay hiểu chuyện trước tuổi có thể khiến cha mẹ tự hào, hàng xóm trầm trồ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Trí thông minh bẩm sinh chỉ là “điểm xuất phát”, không phải là yếu tố quyết định thành công trong tương lai.

Điều quan trọng hơn là cách trẻ sử dụng trí thông minh đó ra sao, có duy trì được đam mê học hỏi, rèn luyện thói quen tốt và giữ vững sự kiên trì trước thử thách hay không.

Nếu trẻ sống chủ quan, thiếu định hướng, không có tính tự giác thì theo thời gian, sự thông minh ban đầu sẽ bị bào mòn, nhường chỗ cho sự trì trệ và tụt hậu.

Vì sao trẻ nhỏ từng rất thông minh, lớn lên lại trở nên tầm thường? Câu trả lời khiến nhiều cha mẹ giật mình - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. Truyền thông và cha mẹ: Những người "góp tay" thổi phồng kỳ vọng

Rất nhiều “thần đồng” bị đặt trong vòng xoáy kỳ vọng quá sớm. Khi mọi ánh mắt chỉ tập trung vào kết quả như điểm số, thành tích, giải thưởng,... trẻ dễ rơi vào cái bẫy của sự tự mãn.

Trẻ quen với việc được khen, nhưng không được dạy cách vượt qua thất bại. Trẻ biết mình "giỏi", nhưng lại không học được cách “cố gắng”.

Nếu cha mẹ chỉ khen “Con thông minh quá!”, mà không công nhận quá trình nỗ lực như “Con đã rất chăm chỉ để làm được điều này”  trẻ sẽ hiểu sai về giá trị thật của bản thân, từ đó thiếu động lực vươn lên khi gặp khó khăn thật sự.

3. Tập trung - kỹ năng vàng đang dần mai một ở thế hệ trẻ

Trí tuệ không thể phát triển nếu không có khả năng tập trung. Nhưng ngày nay, với quá nhiều thiết bị công nghệ, mạng xã hội và thông tin gây xao nhãng, trẻ rất khó duy trì sự chú ý lâu dài vào một nhiệm vụ.

Giáo sư Li Meijin từng nhận định: “Không phải trí thông minh quyết định kết quả học tập của trẻ, mà là mức độ chú ý.”

Một đứa trẻ có thể thông minh vượt trội, nhưng nếu không biết ngồi yên để đọc sách, không thể tập trung làm bài tập quá 15 phút, không thể hoàn thành một việc đến cùng, thì trí thông minh đó cũng không được phát huy.

4. Tự giác - yếu tố làm nên người thành công bền vững

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa một đứa trẻ "bừng sáng rồi vụt tắt" và một người thành công thực sự chính là khả năng tự chủ và kỷ luật bản thân.

Hãy nhớ về thí nghiệm kẹo dẻo nổi tiếng: những đứa trẻ biết chờ đợi (không ăn kẹo ngay) khi lớn lên thường có kết quả học tập, công việc và đời sống tốt hơn.

Trẻ càng sớm rèn được thói quen tự học, tự quản lý thời gian, tự xử lý vấn đề – thì càng có nền tảng vững chắc để đi đường dài.

Vì sao trẻ nhỏ từng rất thông minh, lớn lên lại trở nên tầm thường? Câu trả lời khiến nhiều cha mẹ giật mình - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

5. Tư duy dài hạn – điều mà cha mẹ nên giúp con xây dựng từ nhỏ

Một đứa trẻ “thông minh sớm” sẽ chẳng thể đi xa nếu thiếu mục tiêu, thiếu tầm nhìn. Thay vì chạy theo điểm số hay danh hiệu, hãy cùng con đặt ra những mục tiêu có ý nghĩa:

Con muốn học giỏi để làm gì?

Con có ước mơ gì cho bản thân?

Con sẽ làm gì nếu gặp thất bại?

Khi trẻ hiểu được "vì sao mình học", "vì sao mình cần cố gắng", thì trí thông minh sẽ được dẫn dắt bởi nội lực bền vững không còn là thứ dễ bay hơi theo thời gian.

Kết: Thông minh chưa bao giờ là đủ – điều con cần là bản lĩnh

Một đứa trẻ sinh ra với IQ cao là một lợi thế – nhưng đó chỉ là tấm vé bước vào hành trình dài. Sự tập trung, tự giác, tư duy dài hạn và khả năng vượt qua thử thách mới là những yếu tố giúp trẻ giữ được ánh sáng của chính mình.

Thay vì chỉ khen con “thông minh”, hãy nói: “Mẹ thấy con rất kiên trì”, “Con đã nỗ lực rất nhiều rồi, mẹ tự hào về con.”

Đó mới là lời khen có thể nuôi dưỡng một đứa trẻ không chỉ thông minh, mà còn vững vàng và tử tế suốt đời.

Chia sẻ