Trời lạnh, 10 trẻ thì 9 trẻ bị ho, cha mẹ nên nắm được lưu ý này khi cho con uống thuốc trị ho
Trẻ dưới 4 tuổi không được sử dụng thuốc trị ho - đó là khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.
Ho không phải là bệnh
Ho là triệu chứng thường thấy của đường hô hấp, thông thường là do khí quản, niêm mạc phế quản hoặc màng phổi bị viêm, có thể là do dị vật hoặc chất hóa học kích ứng gây ra triệu chứng ho.
Nói đơn giản, ho là phản ứng có lợi đối với cơ thể, giúp cơ thể loại bỏ vật chất gây ra kích ứng.
Nếu không giải quyết triệt để nguồn cơn của triệu chứng ho thì uống thuốc ngừng ho chỉ mang tính tạm thời, không có tác dụng lâu dài, đây cũng là nguyên nhân khiến triệu chứng ho không thuyên giảm và kéo dài.
Ho là phản ứng có lợi đối với cơ thể, giúp cơ thể loại bỏ vật chất gây ra kích ứng (Ảnh minh họa).
Ho có nhiều triệu chứng khác nhau
- Ho đờm: Ho xuất hiện kèm dịch đờm, thường thấy ở bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm phế quản co thắt, áp xe phổi.
- Ho khô: Ho khô không xuất hiện dịch đờm hoặc lượng đờm ít, thường thấy ở bệnh viêm họng cấp tính, viêm phế quản, bệnh lao giai đoạn đầu, viêm phổi.
- Ho dị ứng: Ho dị ứng là triệu chứng thường gặp vào thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh, thường thấy ở dị ứng phấn hoa, dị ứng do côn trùng cắn.
- Ho khan: Ho khan là cơn ho kéo dài nhiều tiếng, mỗi lần ho lâu dứt, khi ho khan đều khiến mặt và cổ đỏ ửng, thường thấy ở bệnh ho gà.
Không nên lạm dụng thuốc trị ho
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo trẻ dưới 4 tuổi không được sử dụng thuốc trị ho và thuốc hạ sốt nếu không có đơn kê toa. Nếu cơn ho của trẻ dai dẳng và nghiêm trọng, lời khuyên đến các bậc cha mẹ là đưa trẻ đến bệnh viện chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo trẻ dưới 4 tuổi không được sử dụng thuốc trị ho và thuốc hạ sốt nếu không có đơn kê toa.
Cách chăm sóc trẻ bị ho tại nhà
Theo như khuyến cáo của FDA trên, việc cho trẻ dưới 4 tuổi tự ý uống thuốc ho tại nhà là không nên. Tuy nhiên, dưới 4 tuổi cũng là khoảng thời gian trẻ rất dễ bị ho và thậm chí bị ho nhiều lần trong năm. Vậy làm thế nào để bố mẹ có thể tự chăm sóc trẻ bị ho tại nhà mà không cần dùng thuốc. Dưới đây là một số gợi ý được các chuyên gia đưa ra:
- Sử dụng máy phun sương tạo ẩm sẽ giúp tăng độ ẩm trong không khí khiến trẻ dễ chịu hơn.
- Không khí bẩn trong phòng khiến đường hô hấp của trẻ gia tăng kích ứng gây ra ho, cho nên thường xuyên mở cửa sổ sẽ giúp không khí lưu thông, giảm thiểu kích ứng.
- Trước khi ngủ, cho trẻ uống nước ấm, bởi nước ấm sẽ làm loãng dịch đờm, giảm thiểu triệu chứng ho.
Trẻ từ 3 tháng ~ 1 tuổi: Mỗi ngày cho uống 4 lần nước ấm, 5 ~ 15ml.
Trẻ trên 1 tuổi: Có thể uống 2 ~ 5ml mật ong, nghiên cứu cho thấy mật ong có công hiệu giảm triệu chứng ho đêm tốt hơn sử dụng thuốc trị ho.
Phòng tránh ho cho trẻ
Đa phần triệu chứng ho đều xuất phát từ bệnh của đường hô hấp, bởi vậy ngăn ngừa bệnh đường hô hấp chính là cách ngăn ngừa triệu chứng ho:
- Cho trẻ vận động ngoài trời giúp gia tăng sức đề kháng đối với cơ thể.
Thường xuyên mở cửa sổ để không khí sạch lưu chuyển trong phòng (Ảnh minh họa).
- Thay đổi áo quần của trẻ theo mùa để tránh cơ thể của trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế cho trẻ đến những nơi công cộng đông người và tránh tiếp xúc với người bị ho để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Thường xuyên mở cửa sổ để không khí sạch lưu chuyển trong phòng.
- Tiêm phòng đúng liều lượng giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
- Điều chỉnh nhịp sinh hoạt của trẻ đảm bảo ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc.
- Thường xuyên cho trẻ ăn lê và củ cải, đây là cách phòng ngừa triệu chứng ho khá hiệu quả.
Nguồn: Sohu