Trẻ biếng ăn, kén ăn sẽ không còn là nỗi lo của cha mẹ chỉ với 6 mẹo được chuyên gia khuyến nghị sau đây
Thay vì cho bé xem tivi hoặc chơi đồ chơi để bé ăn được nhiều hơn, đây những cách làm khoa học hơn để khắc phục chứng biếng, kén ăn ở trẻ mà mẹ nên áp dụng.
1. Không nên để trẻ bị sao nhãng trong giờ ăn
Ảnh minh họa
Trẻ rất dễ cáu bẳn và khó chịu trong giờ ăn nên thường bố mẹ thường dễ bị hấp dẫn bởi ý tưởng đưa cho con một thiết bị công nghệ nào đó để con có thể ngồi yên và ăn nhưng thực ra điều đó lại khiến trẻ phân tâm, không tập trung ăn uống và gây bất lợi cho hệ tiêu hóa. Những thứ đồ như TV, điện thoại hay Ipad không chỉ gây sao nhãng cho trẻ mà còn thậm chí cho cả bố mẹ nữa. Hãy chỉ tập trung vào con trong giờ ăn. Sự gắn kết gia đình thông qua những bữa ăn cùng nhau có mối liên kết với một chế độ ăn lành mạnh và có thể giúp làm tăng sức khỏe và cải thiện kỹ năng xã hội của trẻ.
2. Duy trì thái độ trung lập và ôn hòa trong suốt bữa ăn
Kỹ thuật làm mẫu luôn mang lại kết quả tốt nhất trong việc tập ăn của trẻ. Hãy cho trẻ thấy rằng bạn cũng ăn rau củ và bạn rất thích điều đó, từ đó trẻ sẽ cảm thấy tin tưởng và bắt chước bạn. Đừng bao giờ bắt ép trẻ ăn một cách vô cớ bởi nó chắc chắn sẽ phản tác dụng và để lại ấn tượng xấu cho trẻ về giờ ăn.
3. Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn
Ảnh minh họa
Khi con không chịu ăn, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết, thời gian thường kéo dài. Điều này vừa làm thức ăn không còn ngon, vừa khiến bé thêm chán. Điều đó sẽ khiến khoảng cách giữa các bữa ăn của bé bị thu hẹp lại, bé còn chưa kịp cảm thấy đói đã phải ăn bữa sau. Vì vậy, một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc, dọn đồ ăn đi và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp. Các bác sĩ cũng khuyên rằng bố mẹ nên cho trẻ ăn từ bốn đến sáu bữa (cả ăn chính và ăn nhẹ) một ngày và giữa các bữa chỉ nên cho trẻ uống nước lọc, tránh dùng sữa.
4. Chọn đồ ăn theo đúng độ tuổi
Giai đoạn ăn bột bắt đầu từ 5-7 tháng tuổi, mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột. Ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên chọn các thức ăn có mùi vị nhẹ nhàng và được xay thật nhuyễn mịn. Giai đoạn ăn cháo là từ tháng thứ 7-10, mẹ có thể tập cho con ăn cháo, ban đầu nên để bé tập làm quen thì mẹ chỉ cần đút 1-2 thìa mỗi bữa xen kẽ bột, sau đó tăng dần lượng cháo lên. Tuyệt đối không chuyển đột ngột từ bột sang cháo vì bé sẽ không kịp thích nghi dẫn đến kém ăn. Từ tháng 12 trở đi, bé có thể bắt đầu tập ăn cơm và những đồ ăn của người lớn. Bạn nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai.
5. Giới thiệu những món mới thường xuyên
Cho trẻ sớm tiếp xúc với hương vị của những món trẻ thường không thích như các loại rau củ là một chiến thuật vô cùng hiệu quả để tăng sự thích thú và yêu thích đồ ăn trước khi trẻ bắt đầu giai đoạn kén ăn. Bên cạnh đó, mỗi đứa trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, mẹ hãy bỏ chút thời gian để trình bày các món ăn đẹp mắt một chút vì nó cũng có sức kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
6. Khuyến khích trẻ tự ăn
Ảnh minh họa
Có thể điều này sẽ hơi lộn xộn và bẩn một chút nhưng nó sẽ có lợi cho trẻ. Hãy để con dùng tay để bốc ăn hoặc thử tự dùng thìa dù thức ăn bị đổ ra ngoài. Làm như vậy sẽ giúp trẻ có thể cảm nhận được kết cấu của thức ăn và khuyến khích việc chấp nhận đồ ăn, không bị kén ăn.
Nguồn: Smartparenting