Những triệu chứng sau sinh mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua

Hướng Dương HT,
Chia sẻ

Phát hiện những triệu chứng này sau sinh, chị em nên nhờ tư vấn của bác sĩ chuyên môn hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất để khám và theo dõi.

Người ta vẫn thường nói cửa sinh cũng là cửa tử. Ở thời khắc sinh nở, mẹ bầu và thai nhi phải đối diện với biết bao nguy cơ biến chứng sản khoa nguy hiểm và diễn biến nhanh đến không ngờ. Thậm chí, ngay khi sinh con xong, phụ sản vẫn cần theo dõi để chắc chắn bản thân không bị biến chứng sau sinh.

Dưới đây là những triệu chứng sau sinh mà chị em không nên bỏ qua

1. Mẹ đột nhiên bị xuất huyết nhiều, liên tục mất máu, có cả cục máu đông

Ở trường hợp này rất có thể người mẹ đã bị xuất huyết sau sinh. Nếu không ngay cầm máu, mẹ có thể bị mất đến 500ml máu chỉ trong vòng 1 giờ. Nếu bị chảy máu nhiều sau sinh, mẹ nên nhờ các bác sĩ khám lại ngay lập tức.

Nếu mẹ đã xuất viện mà thấy các triệu chứng này thì không nên tự ý đến bệnh viện mà cần nằm nhà và gọi xe cứu thương đến:

- Đột ngột chảy máu, mỗi giờ thay băng vệ sinh nhiều lần.

- Có nhiều cục máu lớn.

- Bắt dầu cảm thấy chóng mặt, sắp ngất.

- Tim đập nhanh, nhịp tim bất thường.

Những triệu chứng sau sinh mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua - Ảnh 1.

2. Đau đầu dữ dội

Mẹ đau đầu dữ dội sau sinh có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Lúc này mẹ cần nằm nhà và gọi xe cứu thương đến.

3. Đau bụng trên dữ dội

Hội chứng HELLP là rối loạn liên quan tới tiền sản giật, nếu không chữa trị kịp thời, có thể gây tử vong. Triệu chứng của hội chứng này là mẹ bỉm sữa cảm thấy đau ở phần bụng trên hoặc bên phải của bụng, kèm theo đau đầu, mệt mỏi...

HELLP là một dạng nhiễm độc thai nghén thường gặp ở 5 – 8% phụ nữ đang mang thai, phổ biến nhất là sau tuần 20 khi mang bầu. Triệu chứng của HELLP thường khá mơ hồ, rộng và rất khó để nhận biết, chẩn đoán sớm.

70% trường hợp sản phụ bị hội chứng HELLP xảy ra trước sinh và 30% xảy ra trong vòng 48 giờ đến 7 ngày sau sinh. 20% phụ nữ mắc hội chứng này sau sinh không hề có biểu hiện của sản giật trước khi sinh. Vì vậy khi cảm thấy đau bụng trên dữ dội, mẹ hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để khám nhé.

4. Khó thở hoặc đau ngực

Đây có thể là triệu chứng của tắc mạch phổi. Ngoài ra còn kèm theo 1 vài dấu hiệu khác như ho ra máu, mệt mỏi muốn ngất đi.

Tắc mạch máu phổi xảy ra khi một mạch máu trong phổi bị chặn, thường là do cục máu đông. Vì thế mẹ nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm nhé.

Những triệu chứng sau sinh mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua - Ảnh 2.

5. Sốt rất cao liên tục nhiều giờ

Sốt cao có thể là triệu chứng của việc nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể lan ra từ 1 bộ phận ra khắp cơ thể. Những triệu chứng khác đi kèm có thể là đau bụng hoặc đau háng mà nhiều giờ không đỡ, dịch âm đạo có mùi, ngực đau và mềm, vết mổ hoặc khâu màu đỏ, có mủ, đau đớn...

6. Đau bắp chân

Nếu người mẹ bị đau bắp chân dưới, thường chỉ đau 1 chân thì đó là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Bắp chân có thể sưng đỏ, cảm thấy ấm khi chạm vào. Cục máu đông trong tĩnh mạch sâu ở chân được gọi là DVT. Nó có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ nếu cục máu này di chuyển đến phổi...

7. Tâm trạng mẹ thay đổi đột ngột theo hướng tiêu cực

Khi mang bầu và sinh con, người mẹ có sự thay đổi về tâm sinh lý. Nhiều chị em bị sinh ra ảo giác, ảo tưởng, hoặc trở nên trầm cảm. Đó có thể là khởi đầu của 1 tình trạng hiếm gặp gọi là rối loạn tâm thần sau sinh.

Bệnh tâm thần này là 1 trải nghiệm đáng sợ cho cả mẹ bỉm sữa và người thân. Vì thế nếu mẹ có nhiều dấu hiệu thể hiện cảm xúc tiêu cực, người nhà hãy đưa mẹ đến bệnh viện để các bác sĩ can thiệp kịp thời.

8. Không thể đi tiểu trong vòng 6 giờ sau sinh

Nếu không thể đi tiểu sau khoảng thời gian này, mẹ có thể bị bí tiểu. Khi đó bàng quang không hề trống rỗng nhưng vẫn không thể bài tiết được.

Nếu vẫn còn ở viện, mẹ nên nhờ bác sĩ khám lại và theo dõi lượng nước tiểu của mình. Còn nếu ở nhà, mẹ nên ngâm nước ấm hoặc tắm nước ấm để hỗ trợ việc bài tiết nước tiểu nhanh hơn.

Tiểu không tự chủ cũng là 1 triệu chứng mẹ cần phải theo dõi. Lúc này cơ quan bàng quang và niệu đạo bị nới lỏng hay tổn thương, khó có thể kiểm soát tốt việc tiểu tiện.

Chia sẻ