Những điều đáng lo ngại về thiếu máu khi mang thai
Ngay cả khi bạn không bị thiếu máu ở đầu thai kỳ thì cũng không có nghĩa là suốt quá trình mang thai bạn sẽ không bị thiếu máu. Vậy làm thế nào để phòng tránh hiện tượng này?
Khi mang thai, yêu cầu về lượng sắt trong cơ thể tăng lên đáng kể. Sắt cần thiết cho việc giúp các huyết sắc tố và protein trong tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các tế bào khác.
Trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể của bạn tăng lên khoảng 50% so với người bình thường. Và bạn cần thêm lượng sắt để tạo các huyết sắc tố nhiều hơn, đồng thời giúp nhau thai và em bé phát triển.
Thật không may là hầu hết phụ nữ khi mang thai đều không có đủ lượng sắt cần thiết, đặc biệt là từ tháng thứ 4 – tháng thứ 9. Lượng sắt bị thiếu đến một mức nhất định sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.
Nếu bạn bị ốm nghén nghiêm trọng dẫn đến thường xuyên bị nôn hoặc hai lần mang thai của bạn quá gần nhau, hay chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tất cả sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.
Bạn cần bổ sung thêm 18 – 27mg sắt mỗi ngày khi mang thai. Bởi vì thật khó để có đủ lượng sắt khi ăn uống nên Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo phụ nữ mang thai dùng thuốc bổ sung 30mg nguyên tố sắt một ngày để phòng ngừa thiếu máu.
Ngay cả khi bạn không bị thiếu máu ở đầu thai kỳ thì cũng không có nghĩa là suốt quá trình mang thai bạn sẽ không bị thiếu máu. (Ảnh minh họa)
Thiếu sắt đến nay là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu trong thời kỳ mang thai, nhưng nó không phải nguyên nhân duy nhất. Bạn cũng có thể bị thiếu máu khi không nhận được đủ axit folic, vitamin B12 hay cũng có thể do bạn mắc bệnh rối loạn máu di truyền như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Điều trị bệnh thiếu máu phải dựa vào nguyên nhân, không phải cứ bị thiếu máu là bổ sung sắt.
Ngay cả khi bạn không bị thiếu máu ở đầu thai kỳ thì cũng không có nghĩa là suốt quá trình mang thai bạn sẽ không bị thiếu máu. Vì vậy, bạn nên đi xét nghiệm máu vào tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7 của thai kỳ. Lượng huyết sắc tố và hematocrit sẽ giảm xuống một chút trong nửa cuối của thai kỳ do số lượng huyết tương tăng nhanh hơn so với số lượng và kích thước của các tế bào máu.
Khi tình trạng thiếu máu là nhẹ, bạn có thể không có bất kì triệu chứng nào. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu, chóng mặt, tuy nhiên, đây là những triệu chứng mà hầu hết phụ nữ mang thai nào cũng trải qua dù có thiếu máu hay không. Các triệu chứng khác bao gồm nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khó thở, khó chịu và khó tập trung.
Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung sắt. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của bạn, khoảng từ 60 – 120mg sắt mỗi ngày.
Lưu ý để hấp thu sắt tốt nhất
Để hấp thụ sắt tốt nhất bạn nên uống sắt khi đói. Lưu ý trước và sau khi uống sắt bạn không nên uống trà, cà phê hoặc sữa bởi nó sẽ cản trở sự hấp thụ sắt, thay vào đó bạn nên uống nước cam, các vitamin C giúp hấp thụ sắt rất tốt.
Nên bổ sung sắt khi đói để được hấp thu tốt nhất. (Ảnh minh họa)
Trong vòng một tuần hoặc lâu hơn kể từ lúc bạn bắt đầu uống bổ sung sắt, rất nhiều tế bào hồng cầu và huyết sắc tố mới được sản sinh. Một vài tháng sau tình trạng thiếu máu của bạn sẽ được giải quyết. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn phải để thuốc bổ sung sắt tránh xa trẻ em. Trên thực tế đã có rất nhiều trẻ em tử vong do uống quá liều sắt gây ngộ độc.
Sắt được bổ sung với mức độ cao có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Thông thường nó sẽ dẫn đến táo bón. Giải pháp tốt nhất lúc này dành cho bạn là uống nước ép mận. Nước ép mận vừa cung cấp sắt vừa giúp bạn giải quyết vấn đề táo bón.
Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ sinh non và sinh thiếu cân, nghiêm trọng hơn thì có thể khiến thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh bị tử vong. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị mất nhiều máu khi sinh hoặc bị trầm cảm sau sinh.
Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm như: thịt đỏ, nho khô, chà là, quả sung, quả mơ, bông cải xanh, mật mía, bột yến mạch… sẽ giúp bạn tăng cường chất sắt. Lưu ý bạn không nên ăn gan để bổ sung sắt. Gan tốt nhất là nên tránh trong thời gian mang thai vì nó có chứa một lượng vitamin A không an toàn, có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể của bạn tăng lên khoảng 50% so với người bình thường. Và bạn cần thêm lượng sắt để tạo các huyết sắc tố nhiều hơn, đồng thời giúp nhau thai và em bé phát triển.
Thật không may là hầu hết phụ nữ khi mang thai đều không có đủ lượng sắt cần thiết, đặc biệt là từ tháng thứ 4 – tháng thứ 9. Lượng sắt bị thiếu đến một mức nhất định sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.
Nếu bạn bị ốm nghén nghiêm trọng dẫn đến thường xuyên bị nôn hoặc hai lần mang thai của bạn quá gần nhau, hay chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tất cả sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.
Bạn cần bổ sung thêm 18 – 27mg sắt mỗi ngày khi mang thai. Bởi vì thật khó để có đủ lượng sắt khi ăn uống nên Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo phụ nữ mang thai dùng thuốc bổ sung 30mg nguyên tố sắt một ngày để phòng ngừa thiếu máu.
Ngay cả khi bạn không bị thiếu máu ở đầu thai kỳ thì cũng không có nghĩa là suốt quá trình mang thai bạn sẽ không bị thiếu máu. (Ảnh minh họa)
Thiếu sắt đến nay là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu trong thời kỳ mang thai, nhưng nó không phải nguyên nhân duy nhất. Bạn cũng có thể bị thiếu máu khi không nhận được đủ axit folic, vitamin B12 hay cũng có thể do bạn mắc bệnh rối loạn máu di truyền như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Điều trị bệnh thiếu máu phải dựa vào nguyên nhân, không phải cứ bị thiếu máu là bổ sung sắt.
Ngay cả khi bạn không bị thiếu máu ở đầu thai kỳ thì cũng không có nghĩa là suốt quá trình mang thai bạn sẽ không bị thiếu máu. Vì vậy, bạn nên đi xét nghiệm máu vào tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7 của thai kỳ. Lượng huyết sắc tố và hematocrit sẽ giảm xuống một chút trong nửa cuối của thai kỳ do số lượng huyết tương tăng nhanh hơn so với số lượng và kích thước của các tế bào máu.
Khi tình trạng thiếu máu là nhẹ, bạn có thể không có bất kì triệu chứng nào. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu, chóng mặt, tuy nhiên, đây là những triệu chứng mà hầu hết phụ nữ mang thai nào cũng trải qua dù có thiếu máu hay không. Các triệu chứng khác bao gồm nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, khó thở, khó chịu và khó tập trung.
Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung sắt. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của bạn, khoảng từ 60 – 120mg sắt mỗi ngày.
Lưu ý để hấp thu sắt tốt nhất
Để hấp thụ sắt tốt nhất bạn nên uống sắt khi đói. Lưu ý trước và sau khi uống sắt bạn không nên uống trà, cà phê hoặc sữa bởi nó sẽ cản trở sự hấp thụ sắt, thay vào đó bạn nên uống nước cam, các vitamin C giúp hấp thụ sắt rất tốt.
Nên bổ sung sắt khi đói để được hấp thu tốt nhất. (Ảnh minh họa)
Trong vòng một tuần hoặc lâu hơn kể từ lúc bạn bắt đầu uống bổ sung sắt, rất nhiều tế bào hồng cầu và huyết sắc tố mới được sản sinh. Một vài tháng sau tình trạng thiếu máu của bạn sẽ được giải quyết. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn phải để thuốc bổ sung sắt tránh xa trẻ em. Trên thực tế đã có rất nhiều trẻ em tử vong do uống quá liều sắt gây ngộ độc.
Sắt được bổ sung với mức độ cao có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Thông thường nó sẽ dẫn đến táo bón. Giải pháp tốt nhất lúc này dành cho bạn là uống nước ép mận. Nước ép mận vừa cung cấp sắt vừa giúp bạn giải quyết vấn đề táo bón.
Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ sinh non và sinh thiếu cân, nghiêm trọng hơn thì có thể khiến thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh bị tử vong. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị mất nhiều máu khi sinh hoặc bị trầm cảm sau sinh.
Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm như: thịt đỏ, nho khô, chà là, quả sung, quả mơ, bông cải xanh, mật mía, bột yến mạch… sẽ giúp bạn tăng cường chất sắt. Lưu ý bạn không nên ăn gan để bổ sung sắt. Gan tốt nhất là nên tránh trong thời gian mang thai vì nó có chứa một lượng vitamin A không an toàn, có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Cà chua, súp lơ xanh, măng tây... là một trong những thực phẩm giàu axit folic tốt cho mẹ trong thời gian mang bầu và cho bé khi ăn dặm.