Mắc dị tật hiếm gặp chào đời với 2 khuôn mặt khiến mẹ "ngã quỵ", 10 năm sau diện mạo của cậu bé ra sao?

Ngọc Phạm,
Chia sẻ

Dị tật bẩm sinh khiến cậu bé trông như có 2 khuôn mặt nên đi đâu, bé cũng phải hứng chịu những ánh mắt tò mò và sự chế giễu của những người xung quanh.

Sinh ra với dị tật bẩm sinh hiếm gặp trên khuôn mặt, cậu bé người Hồ Nam, Trung Quốc đã có một khoảng trống khổng lồ từ miệng kéo dài đến tận tai. Ngoại hình kị dị của cậu bé khiến không ít người rơi nước mắt và càng thương cảm hơn sau khi biết bé được sinh ra trong gia đình rất hoàn cảnh.

Bà mẹ ngã quỵ khi lần đầu nhìn thấy diện mạo con trai sau khi sinh

Cậu bé có biệt danh là Kang Kang, do biến dạng lạ ở mặt nên nhiều người tàn nhẫn đặt cho bé biệt danh "cậu bé đeo mặt nạ". Người ngoài nhìn vào có cảm giá như Kang Kang có đến 2 khuôn mặt do cấu tạo hàm đặc biệt.

Cậu bé sinh ra với 2 khuôn mặt 10 năm trước hiện giờ ra sao - Ảnh 1.

Cậu bé chào đời ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc với diện mạo lạ thường vì mắc khiếm khuyết trên khuôn mặt.

Mẹ của Kang Kang là Yi Lian Xi cho biết thời điểm lần đầu nhìn con chào đời vào năm 2009, đó là khoảnh khắc vô cùng tồi tệ, cô gần như ngã quỵ: "Tôi thấy con khóc và tôi cũng khóc theo. Tôi cảm thấy trái tim mình như đang tan ra từng mảnh. Tại sao điều này lại xảy ra với tôi chứ?", bà mẹ trẻ trong một lần chia sẻ với phóng viên đã nhớ lại cảm giác của mình khi sinh con.

Không những thế, cô còn thấy rõ ánh mắt sợ hãi, hoảng loạn, né tránh của các thành viên trong gia đình. Bà của Kang Kang đã ngỏ ý muốn bỏ đứa bé dị tật đi nhưng người mẹ van nài "Làm sao chúng ta có thể làm điều đó chứ". Trước sự van xin mạnh mẽ của người mẹ, gia đình không còn cách nào khác đành đưa đứa bé về nuôi.

Bất chất những khiếm khuyết trên cơ thể, Kang Kang vẫn phát triển bình thường, nhanh nhẹn, tuy nhiên, cậu bé không thể nói và nhai được như những đứa trẻ khác. Vì vậy, Kang Kang cũng không thể hòa nhập tốt với bạn bè cùng trang lứa.

Cậu bé sinh ra với 2 khuôn mặt 10 năm trước hiện giờ ra sao - Ảnh 2.

Các xương thái dương, xương gò má, xương chỏm cầu và hàm trên của cậu bé bị tổn thương nghiêm trọng tạo thành một đường rãnh lớn.

Vì khiếm khuyết kì dị này mà đi đâu cậu bé cũng phải đeo khẩu trang để tránh người khác hoảng loạn khi nhìn thấy. Mỗi lần người khác tò mò, bàn luận về diện mạo của con trai, mẹ bé vô cùng xót xa.

Cô Yi cho biết trong suốt quá trình mang thai, cô có thăm khám đều đặn, các lần siêu âm trong suốt thời kỳ mang thai không cho thấy bất kì biến dạng nào trên khuôn mặt của con.

Vì những khiếm khuyết trên mặt nên cậu bé Kang Kang nhận được rất nhiều sự chỉ trích từ bạn bè, những người xung quanh. Tuy nhiên, khi dư luận biết đến hoàn cảnh đáng thương của bé thì ai cũng cảm thương và còn quyên góp tiền để giúp đỡ cậu bé phẫu thuật, chữa trị. Cả bố và mẹ Kang Kang đều là công nhân tại một nhà máy điện tử ở địa phương, điều kiện gia đình không mấy dư dả.

Dẫu hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ Kang Kang vẫn cố gắng ở bên và nuôi dưỡng tốt cho cậu bé. Trong một lần đưa bé đến bệnh viện thăm khám với hy vọng sẽ phẫu thuật được cho con, bà mẹ được biết chi phí phẫu thuật và điều trị sẽ rơi vào khoảng 300.000 - 400.000 nhân dân tệ (khoảng 1 tỉ - 1,4 tỉ đồng). Chi phí đó vượt quá khả năng của gia đình nên cô vô cùng đau xót. Lúc ấy, Kang Kang được 20 ngày tuổi và bác sĩ nói phải đợi ít nhất 6 tháng mới có thể tiến hành phẫu thuật.

Cậu bé sinh ra với 2 khuôn mặt 10 năm trước hiện giờ ra sao - Ảnh 3.

Ảnh chụp x-quang cho Kang Kang ở bệnh viện Thẩm mỹ Tianda Thượng Hải vào tháng 6/2010.

Bác sĩ, giáo sư Wang Duquan, một bác sĩ thăm khám cho bé chia sẻ với phóng viên rằng dị tật mà Kang Kang mắc phải là tình trạng hở nửa khuôn mặt, khác với triệu chứng sứt môi, hở hàm hếch thông thường. Không chỉ các mô mềm trên mặt Kang Kang bị tổn thương, phân tách thành 2 phần rõ rệt mà cả các xương thái dương, xương gò má, xương chỏm cầu và hàm trên của cậu bé cũng bị tổn thương nghiêm trọng tạo thành một đường rãnh lớn. Bác sĩ Wang cũng cho biết dị tật này có thể được phát hiện trong khi mang thai bằng siêu âm màu 4 chiều. Ngoài ra, bác sĩ Wang cũng nghi ngờ việc làm việc trong môi trường là nhà máy điện tử suốt nhiều năm của bố mẹ Kang Kang cũng có thể là nguyên nhân khiến cậu bé mắc phải dị tật lạ như vậy.

10 năm sau, cậu bé hiện tại có diện mạo ra sao?

Với sự quyên góp của những tấm lòng hảo tâm, cậu bé Kang Kang đã được tiến hành ca phẫu thuật đầu tiên tại Bệnh viện quân đội 163.

Các bác sĩ cho biết phương pháp phẫu thuật là sử dụng mô mặt của chính cậu bé để lấp đầy 2 đường rãnh dị tật bị hở. Ca mổ đầu tiên của cậu bé đáng thương chỉ được các bác sĩ tiết lộ là diễn ra thành công và không cung cấp thêm thông tin gì kể từ sau đó. Chắc chắn cậu bé đã phải tiến hành các ca mổ sau đó nữa bởi dị tật trên khuôn mặt là quá lớn.

Cậu bé sinh ra với 2 khuôn mặt 10 năm trước hiện giờ ra sao - Ảnh 4.

Bất chấp khuôn mặt khiếm khuyết, Kang Kang vẫn vui tươi, nhanh nhẹn.

Cậu bé sinh ra với 2 khuôn mặt 10 năm trước hiện giờ ra sao - Ảnh 5.

Cậu bé phải trải qua nhiều ca phẫu thuật.

Sau hơn 10 năm kể từ khi chào đời, dường như nhiều người đã lãng quên hẳn "cậu bé 2 mặt" năm nào, các tin tức về Kang Kang cũng không xuất hiện.

Có lẽ để đảm bảo con trai có một cuộc sống vô tư, không phải ai thương hại và cũng không chịu sự soi mói của mọi người xung quanh nên kể từ sau đó, những thông tin về quá trình phẫu thuật của Kang Kang cũng như cuộc sống của cậu bé không hề được gia đình tiết lộ. Đó cũng là cách tốt nhất để cậu bé lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác.

Thông qua trường hợp của Kang Kang, đây cũng là lời nhắc nhở tới các mẹ bầu đang mang thai. Ngoài khám thai định kì thì việc ăn uống bất cứ thứ gì trong suốt quá trình bầu bí cũng đều có thể tác động trực tiếp tới đứa con trong bụng. Vì thế, các mẹ bầu cần đặc biệt cẩn thận.

Không nên bỏ qua bất cứ mốc khám thai nào, không nên hút thuốc, uống bia rượu, tránh ở lâu những nơi có bức xạ cao, ngoài ra cũng không nên uống thuốc tùy tiện trong quá trình mang thai. Nếu gia đình, dòng họ có yếu tố di truyền nào thì cần nói chuyện với bác sĩ để có biện pháp điều trị, phòng ngừa sớm, tránh ảnh hưởng đến đứa trẻ ở trong bụng.

Các chuyên gia dự đoán nguyên nhân dẫn đến dị tật của Kang Kang có thể là do:

1. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ bị dọa sảy thai.

2. Trong quá trình hình thành phôi thai, thai nhi có thể bị nhiễm virus.

3. Người mẹ dùng một số loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

4. Yếu tố di truyền, bẩm sinh.


Chia sẻ