Một khảo sát mới đây của Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy, cách trẻ được khen và lý do được khen sẽ góp phần rất lớn, tạo ra sự khác biệt khi chúng đối diện với thử thách và chịu đựng thất bại ra sao khi lớn lên
Khi các bé tỏ ra bướng bỉnh,
có lỗi …thì bố mẹ thường có những trừng phạt đánh đòn, không cho đi chơi vào những
ngày nghỉ….nhưng điều quan trọng đối với các bé là bố mẹ chưa chú ý tới, đó là
những lời khen nhằm khuyến khích trẻ khi đạt thành tích trong học tập hay trong
sinh hoạt.
Một khảo sát mới đây của
Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy, cách trẻ được khen và lý do được khen sẽ góp
phần rất lớn, tạo ra sự khác biệt khi chúng đối diện với thử thách và chịu đựng
thất bại ra sao khi lớn lên.
Trong tay các bố mẹ hiện
đang có sẵn một công cụ hữu hiệu nhất, nhưng nhiều bậc cha mẹ không nhận ra được
điều đó, công cụ đó chính là khen ngợi. Nếu sử dụng “khen ngợi” đúng cách, đúng
chỗ, đúng mực thì đó là cách tốt nhất để trẻ phát huy những hành vi tốt của mình,
và sớm nhận ra được những lời khen thưởng của cha mẹ là phần thưởng vô giá mà bố
mẹ dành cho mình.
Tâm lý của trẻ là rất
khoái được khen ngợi hơn là những lời chê, muốn được nghe những lời ngọt ngào từ
bố mẹ. Nhưng các bé cũng rất tinh ý, không phải lời khen nào, vào bất kỳ lúc nào
cũng có tác dụng tích cực đối với trẻ. Những lời khen đúng chỗ, động viên đúng
lúc, thì những lời khen đó đã khuyến khích con làm những việc tốt, giúp cho con
mình tạo được sự phấn khởi vui, vẻ vẻ và dễ dàng khi tiếp thu những lời dạy bảo
của bố mẹ hơn.
Anh Phương ở Hải Phòng
cho biết : “ Cô con gái lớn của anh tên
là Hương rất thích vẽ tranh ngay từ nhỏ, mỗi khi đi học về đến nhà là lấy ngay
giấy bút ra để vẽ. Hương đã có nhiều bức tranh rất đẹp được vẽ theo trí tưởng tượng
của mình, bố đã có những lời khen tranh vẽ của Hương bằng những hình thức khác
nhau, khi thì ngồi xem con vẽ anh thường hỏi con về ý tưởng của tranh và bố con
cùng nhau đặt tên cho tranh vẽ. Rồi anh Phương chụp lại tranh vẽ của Hương rồi đăng
lên một số diễn đàn về trẻ em, khi tranh được đăng lên đã có những lời bình của
các bạn khác, rồi anh nói với con : Bức tranh của con vẽ có bố cụ và trí tưởng
tượng rất tốt, dưới ao có cả đàn cá bơi, trên bờ có cây xanh, trên bầu trời có
cả mặt trời và mây….mọi người đã xem tranh vẽ của con và có nhiều lời khen ngợi
lắm đó”. Không phải là những lời
khen chung chung, bằng những lời khen vào những trường hợp cụ thể, anh Phương đã
khích lệ được con gái phát huy điều tích cực trong hội hoạ của mình, đó là trí
tưởng tượng và cách bố cục bức tranh, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bé
Hương phát triển năng khiếu vốn có của mình.
Khi trẻ mắc lỗi bị bố mẹ
đánh, mắng nhiều thì sẽ làm cho trẻ ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm lý. Nhưng khi
bé có những thành tích mà nhận được những lời khen từ bố mẹ thì tác dụng trong
việc dạy bảo trẻ lại trở lên rất có lợi và có giá trị. Nhưng khen con là cả một
nghệ thuật, các bậc cha mẹ có thể rèn luyện được những kỹ năng này, đó chỉ là
việc diễn tả của bố mẹ về việc nhìn thấy hay cảm nhận được những thành tích và
tiến bộ của con mình.
Anh Phương tâm sự tiếp :
“ Một lần do mẹ sơ ý bị đứt tay nên không
tắm được cho chị em Hương, mẹ đã nói Hương tự đi tắm và tắm cho em luôn. Sau
khi Hương tắm xong thì tiếp tục tắm cho em, những lần quan sát mẹ tắm cho em đã
có tác dụng với mình. Hương tắm cho em rất khéo, em cũng rất thích khi được chị
tắm, chị em ríu rít như đôi bạn vậy. Chị em tắm cho nhau xong, bố mẹ rất vi và
có những lời khen ngợi với Hương : Con đã lớn rồi, đã biết giúp đỡ bố mẹ khi
cần. Hương phấn khởi lắm, đã ra khoe với ông bà là hôm nay cháu đã tắm cho em”.
Kết quả trên cho thấy,
khi trẻ được khen với những lời khen trân thành, đúng chỗ và cụ thể đều có tác
dụng tích cực cho trẻ. Đó chính là sự khích lệ trẻ, đem lại lòng tự tin, kích
thích tiềm năng sáng tạo, làm động cơ cho trẻ tích cực học tập và lao động.