Cùng bé từ biệt tật nói ngọng

Hải Hà,
Chia sẻ

Nhưng sự việc không còn là sự hài hước nữa khi một ngày đi học về, bé buồn rười rượi đòi “chai ở nhà, con hông đi cọc đâu” (Mai ở nhà, con không đi học đâu).

“Ton thích ăn na hơn u ủ”

Khi mới sinh, lưỡi Tún rất nhọn, cô dì chú bác đều khen: “Sau này cu cậu sẽ biết nói sớm lắm đấy”. Quả thực 10 tháng, Tún đã bi bô được nhiều từ và tới tháng thứ 17 hầu như nói gì bé cũng hiểu và nói theo, hát hò suốt ngày mỗi tội bé lại nói ngọng. Tuy vậy, ai cũng nghĩ rằng, vài tháng nữa bé sẽ tự động hết tật này. Cả nhà bé ai cũng vui vẻ mỗi khi nghe bé ê a hát.

Giờ Tún đã 3 tuổi nhưng tình hình nói ngọng vẫn chưa giảm thậm chí còn nặng lên. Những câu như thế này rất quen thuộc trong nhà bé: “Mẹ bật bi bi cơ” (Mẹ bật tivi cơ).

“Trời móng quá mẹ ạ!” (Trời nóng quá mẹ ạ).

"Mẹ ngấy cái bút cho ton với” (Mẹ lấy cái bút cho con với).

“Mẹ ơi, bố đi âu rồi?” (Mẹ ơi, bố đi đâu rồi?).

“Ton thích ăn na hơn u ủ” (Con thích ăn na hơn đu đủ).

Cùng bé từ biệt tật nói ngọng 1

Lên diễn đàn tâm sự cùng chị em, chị nhận ra nỗi lo con ngọng líu lô
 không phải là chuyện riêng của mình chị. (Ảnh minh họa)

Chị Anh Thư (Quận 1, TP HCM – mẹ bé Tún) chia sẻ: “Thực ra, nghe con nói những lời lẽ đáng yêu đó mình cũng vui vui, bởi những câu nói ngọng đó nghe dễ thương quá chừng. Thế nhưng từ tháng 17 và tới nay đã 3 tuổi, bé vẫn ngọng. Mình lo đó sẽ thành thói quen khó thay đổi của con. Bạn bè mình còn dọa nếu không sửa sớm cho con, sau này đi học con sẽ nghe sai thành viết sai".
 
Lên diễn đàn tâm sự cùng chị em, chị nhận ra nỗi lo con ngọng líu lô không phải là chuyện riêng của mình chị. 

Biểu hiện nói ngọng ở bé là diễn đạt không rõ chữ, nhầm lẫn trong các phát âm với nhau như “l” với “n”, “ng” và “l” hoặc các cụm từ như "con" thành "ton",…

Trường hợp bé Bon nhà chị Huyền Trang là một ví dụ. Bé Bon năm nay đã 4 tuổi nhưng vẫn còn ngọng líu ngọng lô. Bố mẹ bé nhiều khi buồn cười vô cùng khi nghe con trai nói chuyện. 

“Con muốn đi hụ rồi” (Con muốn đi ngủ rồi).

“Chẹ ơi, đi tơi hông?” (Mẹ ơi đi chơi không?).

Nhưng sự việc không còn là sự hài hước nữa khi một ngày đi học về, bé buồn rười rượi đòi “chai ở nhà, con hông đi cọc đâu” (Mai ở nhà, con không đi học đâu). 

Hóa ra là vì nói ngọng, bé bị bạn bè “lêu lêu”. Anh chị rất lo lắng không biết nên làm thế nào để cải thiện tình hình nói ngọng trong con. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé nói ngọng như: Do sự phát triển thể chất chưa hoàn thiện, do bị ảnh hưởng từ những người xung quanh, bé bị viêm họng, ngạt mũi, hoặc quá hồi hộp, căng thẳng...

Cùng bé từ biệt tật nói ngọng

Hiểu được nguyên nhân sẽ khiến công cuộc “từ biệt” tật nói ngọng của con được hoàn tất nhanh chóng. Động viên để con thật bình tĩnh khi nói chuyện, bạn nên lắng nghe bé nói, không nên cắt ngang lời con. Việc cắt ngang sẽ khiến lần sau con sẽ phải giữ “tốc độ nhanh” để nói cho xong. 

Kể cả việc bé đang nói ngọng, bạn cũng không nên chen ngang lời con, làm vậy càng khiến bé hoảng hốt, càng phạm sai lầm và đương nhiên tật sẽ càng khó sửa.

Cùng bé từ biệt tật nói ngọng 2
Kể cả việc bé đang nói ngọng, bạn cũng không nên chen ngang lời con (Ảnh minh họa)

Trò chuyện hàng ngày sẽ khiến con cải thiện và tăng nhanh chóng vốn từ vựng. 

Với những từ bé hay nói nhầm, cha mẹ nên làm mẫu (Ví dụ phải uốn lưỡi, đặt lưỡi ra sao…). Bạn có thể giúp con tập đọc trước gương, khi đọc sai thì khuyến khích đọc lại ngay. Mỗi khi bé làm đúng thì cha mẹ nên khen ngợi để bé vui và phát huy. 

Bạn tuyệt đối không nên nhại lại hoặc cười phá lên với giọng nói ngọng của bé, dù chỉ là trêu đùa cho vui. Làm như vậy, con sẽ không ý thức được việc mình cần phải phát âm chuẩn quan trọng như thế nào, thậm chí, bé càng phát huy cách nói ngọng để mọi người thấy vui. 

Cha mẹ phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con tối đa. 



Nếu như trong gia đình mà ông bà, cha mẹ, người giúp việc... mỗi người nói bằng phương ngữ khác nhau sẽ làm trẻ bị
“nhiễu” và là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Cùng bé từ biệt tật nói ngọng 3
Chia sẻ