Con gái dậy thì phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ

Hà Linh,
Chia sẻ

Chế độ ăn uống của người mẹ trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự sớm muộn về độ tuổi dậy thì của con.

 

Chế độ ăn uống của người mẹ trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự sớm muộn về độ tuổi dậy thì của con. Vấn đề này đã được một số nhà khoa học ở San Francisco nêu ra trong một cuộc gặp gỡ hàng năm của họ.  

Nghiên cứu mới này rất quan trọng bởi thực tế là kỳ kinh nguyệt đầu tiên của một bé gái có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cô trong suốt cuộc đời. Một chu kỳ kinh nguyệt sớm, thường là trước 12 tuổi, có thể dẫn đến nguy cơ ung thư vú, trầm cảm, bệnh béo phì ở tuổi vị thành niên…

Một nhà nghiên cứu ở trường Đại học Auckland, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm trên cơ thể của những con chuột mang bầu. Ông cho “những bà mẹ mang bầu” đặc biệt này ăn theo chế độ nhiều chất béo trong suốt thời kỳ mang thai và thời kỳ tiết sữa.

Đồng thời, ông cho một nhóm chuột mang bầu khác ăn chế độ bình thường. Sau khi những chú chuột con cai sữa, ông tiếp tục cho chúng ăn những thức ăn nhiều chất béo hoặc ít chất béo tương ứng với chế độ ăn của mẹ chúng. 

Kết quả cho thấy, con của những chú chuột mẹ được cho ăn nhiều chất béo sẽ có độ tuổi dậy thì sớm hơn so với những đứa con được sinh ra từ chuột mẹ ăn ít chất béo. Thí nghiệm trên những chú chuột cho thấy sự liên quan mật thiết giữa chế độ ăn uống của người mẹ và độ tuổi dậy thì của con non sau này.

Ông Deborah Sloboda, người đứng đầu nghiên cứu này nhấn mạnh: “Rõ ràng môi trường bào thai của người mẹ ăn nhiều chất béo đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định độ tuổi dậy thì của con, thậm chí vai trò này còn lớn hơn cả chế độ ăn uống của đứa con trước tuổi trưởng thành”.

Vì thế, người mẹ khi mang bầu (nhất là mang bầu bé gái) cần chú ý cẩn thận hơn đến lượng chất béo trong thực đơn của mình, để đảm bảo cho con khỏe mạnh, trưởng thành đúng tuổi và an toàn nhất.

 

Theo Hà Linh
NYtimes
 
 
 
Chia sẻ