Chuyên gia nói về độ tuổi phù hợp cho con dùng mạng xã hội
Mạng xã hội là môi trường đầy cạm bẫy nguy hiểm đối với trẻ em bởi các nội dung độc hại. Vậy trẻ em từ mấy tuổi có thể dùng một cách an toàn?
Mối lo ngại của các bậc cha mẹ trên khắp thế giới tăng lên sau khi bác sĩ phẫu thuật tổng quát Vivek Murphy (Hoa Kỳ) nói rằng, mạng xã hội có “nguy cơ sâu sắc” đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên.
Thông điệp từ bác sĩ Vivek Murphy rất rõ ràng: Sử dụng mạng xã hội thường xuyên có thể làm thay đổi sự phát triển não bộ của trẻ một cách nguy hiểm, ngay cả những trẻ đáp ứng yêu cầu về độ tuổi tối thiểu của hầu hết các nền tảng là 13.
Tiến sĩ Mitch Prinstein, nhà tâm lý học lâm sàng, giám đốc khoa học của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, nói với CNBC Make It: “Tôi không nghĩ bất kỳ ai dưới 13 tuổi nên sử dụng mạng xã hội. Quyền truy cập không bị hạn chế, không có bất kỳ sự giám sát nào của cha mẹ,... thực sự rất nguy hiểm. Việc để trẻ sử dụng mạng xã hội có lẽ nên bị trì hoãn càng lâu càng tốt, ít nhất là cho đến khi trẻ đủ 16 tuổi".
Thực tế, rất khó để xác định độ tuổi chính xác để có trẻ có thể sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, bởi vì mỗi đứa trẻ trưởng thành với tốc độ khác nhau.
Lý do mạng xã hội nguy hiểm cho bộ não trẻ em
Sự lo ngại của bác sĩ Murphy lưu ý rằng, trẻ em không chỉ đơn giản là cá nhân ít tuổi - não của mỗi đứa trẻ hoạt động khác nhau, chúng có thể dễ bị tổn thương trong giai đoạn phát triển của tuổi vị thành niên.
Ví dụ, thiếu ngủ có thể nguy hiểm hơn đối với thanh thiếu niên so với người lớn. Vì vậy, những gián đoạn khiến trẻ em không thể làm bài tập ở trường hoặc tham gia vào các tương tác xã hội trong thế giới thực.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, mạng xã hội được xây dựng trên thực tế cho những loại gián đoạn đó: Hầu hết các thuật toán của nền tảng được xây dựng để thúc đẩy mức độ tương tác tối đa và 50% thanh thiếu niên báo cáo ít nhất một dấu hiệu về sự phụ thuộc lâm sàng vào mạng xã hội.
Điều đó có nghĩa là “Trẻ em không thể buông thiết bị ngay cả khi đã cố gắng hoặc thậm chí dùng các biện pháp cực đoan chỉ để đảm bảo rằng chúng ngừng truy cập mạng xã hội”, Murphy nói.
Đó là chưa kể đến sự phổ biến của bắt nạt trên mạng, phân biệt đối xử, ngôn từ kích động, thù địch và các bài đăng quảng cáo hành vi tự làm hại bản thân mà thanh thiếu niên có thể thường xuyên tương tác.
Nhưng, loại bỏ hoàn toàn mạng xã hội khỏi người dùng nhỏ tuổi không phải là giải pháp hiệu quả.
Thực tế, thanh thiếu niên có thể sử dụng những nền tảng đó để phát triển giao tiếp xã hội, cập nhật tin tức và mở rộng kiến thức.
Đừng chịu áp lực từ các bậc cha mẹ khác
Nếu bạn đang phân vân không biết con mình đã sẵn sàng sử dụng mạng xã hội hay chưa, thì Tiến sĩ Prinstein có một số lời khuyên đơn giản.
Ông nói: “Khoa học cho thấy có nhiều rủi ro đối với bộ não của trẻ hơn là lợi ích đối với đời sống xã hội của chúng. Đừng để quan điểm của những cha mẹ khác ảnh hưởng đến quyết định của bạn.
Bạn có thể lo sợ rằng con mình sẽ bị tẩy chay hoặc bị bỏ lại phía sau nếu chúng là người duy nhất không sử dụng TikTok hoặc Instagram. Nhưng đôi khi nỗi sợ hãi đó đã bị thổi phồng quá mức.
Chúng ta không có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng trẻ em sẽ đau khổ vì không được tham gia mạng xã hội.
Theo dõi lượng thời gian trẻ dành cho mạng xã hội
Prinstein khuyến nghị: “Khi những đứa trẻ lần đầu tiên tiếp cận mạng xã hội, hãy giới hạn chúng trong 30 phút mỗi ngày".
Các nhà nghiên cứu cho biết khoảng thời gian ít ỏi đó là sự phản ánh những mối nguy hiểm cố hữu của mạng xã hội đối với thanh thiếu niên chưa sẵn sàng để đối mặt.
“Thật không công bằng khi cung cấp cho trẻ thứ mà chúng không được trang bị đầy đủ để xử lý", Prinstein nói.
Một số ứng dụng giúp bạn quản lý cài đặt quyền riêng tư, để giới hạn những tính năng mà con bạn có thể sử dụng và theo dõi những người chúng trò chuyện cùng.
Giới chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên giám sát những gì trẻ đang xem và đăng trực tuyến, điều này có nghĩa là đảm bảo rằng bạn có thể truy cập vào các tài khoản mạng xã hội của trẻ.
Tất nhiên, con bạn có thể không thích điều đó, buộc bạn và con phải có một cuộc trò chuyện về quyền riêng tư và lòng tin.
Prinstein nói: “Cuộc trò chuyện với cha mẹ giúp thanh thiếu niên bắt đầu trở thành người sử dụng mạng xã hội thông thái".