Chó cắn - Tai nạn cần cảnh báo trong dịp hè
Trẻ con thường thích chơi đùa với chó. Thế nhưng, đôi khi điều này lại rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng hàm mặt, trưởng kíp phẫu thuật tạo hình thì trong thời gian gần đây tình trạng trẻ em bị chó cắn ở vùng mặt khá phổ biến. Do ở nhóm tuổi này đa số trẻ thích chơi đùa với chó, nhưng chưa ý thức được sự nguy hiểm của chó và chưa đủ sức để tự bảo vệ khi bị chó tấn công.
Nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân bị chó cắn người ta nhận thấy rằng, ở người lớn hoặc trẻ lớn, vết thương do chó cắn hay gặp ở chân và tay, nhưng ở trẻ nhỏ do độ cao tầm mặt của các em bé thường ngang với tầm miệng và chân của chó nên xác suất bị tổn thương ở vùng mặt là khá cao.
Về tính chất tổn thương: Vết thương mặt do chó gây ra thường là vết cắn xé do răng, vết rách nát do cào xước của móng vuốt và những vùng tụ máu do va đập. Đặc biệt vết thương do chó cắn dễ bị nhiễm các loại tạp khuẩn, nhiễm virus bệnh dại từ nước bọt của chó và nhiễm uốn ván từ móng vuốt chó…
Chính vì thế, việc điều trị vết thương do chó gây ra thường rất phức tạp, tốn kém, và thường để lại những di chứng như sẹo xấu, sẹo co kéo, tổn thương các cơ quan vùng mặt.v.v… ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng khuôn mặt của em bé sau này.
Theo ý kiến của Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu thì về dịch tễ học, trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể là nạn nhân của chó, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Chó gây ra tai nạn thường là chó nhà, một số ít trường hợp là chó hàng xóm hoặc chó lạ không rõ nguồn gốc. Thời điểm xảy ra tai nạn là lúc trẻ không đến trường, đặc biệt là vào mùa hè.
Thông thường chó ít khi cắn người, đặc biệt là chó nuôi gần gũi trong nhà. Nhưng trong một số trường hợp như bị trẻ em đùa giỡn hay chọc phá một cách quá đáng làm chó bị đau khi chó đang ăn, đang ngủ, đang trong thời gian nuôi chó con…, và bị khiêu khích chó sẽ phản ứng lại bằng cách tấn công vào trẻ em.
Chính vì thế để phòng tránh chó cắn, cần nhắc nhở trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với chó nhà (nhất là khi chúng vừa đẻ). Không được đùa giỡn chọc phá, thâm nhập vào địa phận dành riêng cho chó và tránh lại gần chó lạ.
Các gia đình nuôi chó cần lưu ý các điểm sau: chích ngừa đầy đủ cho chó, xích nhốt chó ở nơi biệt lập mà trẻ em không có khả năng tới, không tập hay huấn luyện chó những động tác hiếu chiến, những trò chơi tấn công. Đặc biệt không được cho chó ăn thịt sống và khi ra đường cần phải rọ mõm cẩn thận.
Bên cạnh đó, hãy hướng dẫn cho trẻ biết cách tự bảo vệ vùng đầu mặt của mình khi chẳng may bị chó tấn công bằng động tác như sau: cuộn tròn người lại như trái banh, hai tay ôm chặt lấy đầu và mặt.
Chính vì thế để phòng tránh chó cắn, cần nhắc nhở trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với chó nhà (nhất là khi chúng vừa đẻ). Không được đùa giỡn chọc phá, thâm nhập vào địa phận dành riêng cho chó và tránh lại gần chó lạ.
Các gia đình nuôi chó cần lưu ý các điểm sau: chích ngừa đầy đủ cho chó, xích nhốt chó ở nơi biệt lập mà trẻ em không có khả năng tới, không tập hay huấn luyện chó những động tác hiếu chiến, những trò chơi tấn công. Đặc biệt không được cho chó ăn thịt sống và khi ra đường cần phải rọ mõm cẩn thận.
Bên cạnh đó, hãy hướng dẫn cho trẻ biết cách tự bảo vệ vùng đầu mặt của mình khi chẳng may bị chó tấn công bằng động tác như sau: cuộn tròn người lại như trái banh, hai tay ôm chặt lấy đầu và mặt.
Bác sĩ (BS) Trần Tịnh Hiền - phó giám đốc BV Bệnh nhiệt đới cho biết: "Sau khi bị chó cắn phải tiêm ngay lập tức. Dù đã có văcxin phòng bệnh hiệu quả, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp tử vong đau lòng do nhiều người không hiểu biết cách phòng ngừa và điều trị sau khi bị súc vật cắn. Phải rửa vết thương bằng nước và xà phòng thật sạch ngay sau khi bị cho cắn. Sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất".
Cần lưu ý thêm việc điều trị thuốc nam, thuốc bắc hay bằng các biện pháp dân gian khác như uống mật trâu... chỉ làm chậm trễ thêm việc điều trị, dẫn đến nguy cơ tử vong.
Điều cần biết để tránh bị chó cắn (hoặc giảm tối thiểu mức độ thương tật do chó cắn gây ra):Cần lưu ý thêm việc điều trị thuốc nam, thuốc bắc hay bằng các biện pháp dân gian khác như uống mật trâu... chỉ làm chậm trễ thêm việc điều trị, dẫn đến nguy cơ tử vong.
1. Không bao giờ được quấy rầy một con chó đang ngủ, đang ăn, hoặc đang chăm sóc chó con.
2. Không được tiếp cận chó từ phía đuôi hoặc lưng, bị giật mình chó sẽ quay lại cắn ngay không kịp phân biệt chủ hay người lạ.
3. Tuyệt đối không tiếp cận một con chó lạ mà bạn không quen biết, hoặc bất cứ con chó nào khi không có chủ nó ở đó.
4. Trẻ em phải xin phép chủ chó trước khi đụng chạm vuốt ve hoặc chơi với bất kỳ con chó nào.
5. Trẻ em không được chạy đuổi theo chó, khi nhìn thấy chó không được la hét ồn ào, không được trêu chọc, khiêu khích chó.
6. Tuyệt đối không được tiếp cận một con chó đang bị cột xích, nhốt trong chuồng, hay đang ở phía sau hàng rào (thò tay vào chuồng hay qua rào để vuốt ve nó).
7. Nếu chó xông lại gần, không được bỏ chạy. Hãy dừng lại, đứng yên (hoặc ngồi thụp xuống), giữ bình tĩnh, hai tay khép sát thân mình, im lặng, không được la hét. Từ từ bước lùi ra xa trong khi vẫn đối mặt với con chó và không được nhìn chằm chằm thẳng vào mắt nó.
8. Nếu chó tấn công, hãy cố gắng tống về phía mõm nó bất kỳ cái gì mà bạn có: áo khoác, cuốn sách, xe đạp hay bất cứ vật gì có thể ngăn cản nó tiếp xúc trực tiếp với mình.
9. Nếu đã bị chó đuổi theo và tấn công, hãy dừng lại, nằm lăn ra đất, cuộn tròn mình, dùng hai tay ôm chặt che đầu và mặt.
Thường thì người ta, nhất là trẻ em, hay có hành vi bản năng là vung tay lên để dọa chó không cắn mình. Nhưng vung tay nhanh cũng kích thích chó tấn công. Chó phản ứng rất nhanh với các chuyển động. Khi vung tay dễ bị tấn công vào ngực, vào cổ. Nếu con chó đã được huấn luyện tấn công (nhưng chưa thực sự hoàn hảo) thì nó sẽ nhảy xổ vào cắn ngay nếu nhìn thấy cánh tay vung lên.
Theo Eva.vn