Bổ sung men vi sinh cho trẻ: vô hiệu nếu tỉ lệ lợi khuẩn sống sót trong ruột thấp

Quang Vũ,
Chia sẻ

Chuyên gia dinh dưỡng nhận định: các mẹ bổ sung men vi sinh cho con là đúng, nhưng hiệu quả sẽ không đạt mong đợi nếu dùng sai cách, khiến tỉ lệ lợi khuẩn sống sót trong ruột thấp.

Bổ sung men vi sinh là cần thiết

Theo TS BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Trong đường ruột có một hệ vi sinh ở trạng thái cân bằng, tức là bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Các lợi khuẩn giúp lên men thức ăn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng và loạn khuẩn ruột, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Trẻ nhỏ hệ vi sinh đường ruột thường chưa ổn định nên việc định kì bổ sung men vi sinh giúp đường ruột khoẻ mạnh là cần thiết.”

Bổ sung men vi sinh cho trẻ: vô hiệu nếu tỉ lệ lợi khuẩn sống sót trong ruột thấp - Ảnh 1.

Hệ vi sinh đường ruột của trẻ cân bằng khi lợi khuẩn chiếm trên 85%, hại khuẩn 15%

Bác sĩ Nga cũng nhấn mạnh, đặc biệt, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa tức là đã mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên, các vi khuẩn có lợi chưa đủ sức ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập từ đường ăn uống, hô hấp. Lúc này, việc bổ sung các lợi khuẩn (probiotics) hay men vi sinh là biện pháp tối ưu giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn có hại, khiến trẻ tiêu hóa khoẻ và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Do đó, việc mẹ bổ sung men vi sinh khi con có các biểu hiện biếng ăn, chậm lớn, đi ngoài phân sống, dùng kháng sinh… là hoàn toàn đúng và khoa học.

Tỉ lệ lợi khuẩn sống sót quyết định hiệu quả của men vi sinh

Tuy nhiên, chuyên gia phân tích: “Trong quá trình bổ sung men vi sinh, nhiều khi hiệu quả không đạt mong đợi vì tỉ lệ lợi khuẩn có thể sống sót khi xuống đến ruột thấp. Điều này có nhiều nguyên nhân, gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan do sai lầm của mẹ.”

Bổ sung men vi sinh cho trẻ: vô hiệu nếu tỉ lệ lợi khuẩn sống sót trong ruột thấp - Ảnh 2.

Tỉ lệ lợi khuẩn sống sót trong ruột thấp do nhiều nguyên nhân

Cụ thể là:

- Lợi khuẩn thường bị tiêu diệt do acid dạ dày: Không phải 100% lượng vi khuẩn có ích bổ sung qua đường uống khi đi vào cơ thể đều sống sót. Khi đi qua dạ dày, một lượng lớn lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt bởi môi trường acid của dịch vị dạ dày, nên tỷ lệ sống sót để xuống đến ruột non giảm đi khá nhiều, khiến men vi sinh không còn hiệu quả.

- Mẹ không chú ý đến hàm lượng lợi khuẩn: Các vi khuẩn có ích chỉ phát huy tác dụng khi hàm lượng đưa vào cơ thể đạt tối thiểu từ 10^7 CFU/gr. Vì vậy, nếu loại men vi sinh trẻ đang dùng có hàm lượng lợi khuẩn nhỏ hơn thì tỉ lệ sống sót còn rất thấp và không thể phát huy tác dụng.

- Mẹ pha men vi sinh vào nước, cháo hay sữa còn nóng: Nhiệt độ cao sẽ khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt, làm giảm hoạt lực của men vi sinh. Do đó, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, pha men vi sinh với nước nguội để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

- Pha men vi sinh buổi sáng rồi đến chiều mới uống: khiến lợi khuẩn bị chết và không còn tác dụng. Vì vậy, mẹ nên cho con sử dụng men vi sinh ngay sau khi pha.

- Cho con uống men vi sinh cùng lúc với kháng sinh: Tác dụng của thuốc kháng sinh sẽ đồng thời tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi. Do đó, nếu bác sĩ kê đơn cả kháng sinh và men vi sinh, mẹ nên cho trẻ uống men vi sinh trước khi uống kháng sinh ít nhất 2 tiếng.

Sau khi biết được những nguyên nhân khiến trẻ dù uống men vi sinh nhưng vẫn không phát huy tác dụng, mẹ nên làm gì? Khi này, mẹ nên xác định nguyên nhân, nếu bắt nguồn từ sai lầm của mình, mẹ cần điều chỉnh lại. Nhưng nếu lý do bắt nguồn từ những yếu tố khách quan như môi trường acid dịch vị dạ dày thì mẹ phải làm sao? Câu trả lời đã được các nhà khoa học giải đáp trong sản phẩm men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn.

Men vi sinh chứa lợi khuẩn dạng bào tử có tỉ lệ sống sót tối ưu

Trong quá trình nghiên cứu để làm tăng số lượng lợi khuẩn sống sót qua dạ dày, khoa học hiện đại đã phát hiện lợi khuẩn dạng bào tử là những vi khuẩn trong giai đoạn bào tử, đang biến đổi để thích nghi và sống sót qua điều kiện bất lợi. Cấu trúc nhiều lớp của bào tử được ví như “chiếc áo giáp” của các chiến binh không chỉ bảo vệ phần lõi mà còn hỗ trợ cho nhau để bảo vệ bào tử khỏi tia cực tím UV, tác dụng của nhiệt độ cao (có thể chịu được nhiệt độ lên đến 80 - 85 độ C ở hầu hết các loài), các dung môi hữu cơ, các enzyme.

TS BS Phan Bích Nga khẳng định: “Vì lợi khuẩn ở dạng bào tử chịu được nhiệt, ánh sáng và pH acid của dạ dày tốt hơn nên bảo toàn được số lượng vi khuẩn có lợi không bị phá hủy. Khi bào tử vào đến ruột mới phát triển thành dạng vi khuẩn thường, nhờ vậy men vi sinh sẽ đạt hiệu quả tối ưu hơn với trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.”

Bổ sung men vi sinh cho trẻ: vô hiệu nếu tỉ lệ lợi khuẩn sống sót trong ruột thấp - Ảnh 3.

Lợi khuẩn dạng bào tử có tỷ lệ sống sót tối ưu khi qua dạ dày

Cũng theo chuyên gia, bào tử lợi khuẩn này có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin…, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh. Bào tử lợi khuẩn còn là nguồn sản xuất các enzyme giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn và tăng cường hấp thu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ.

Lời khuyên của TS BS Phan Bích Nga về việc sử dụng men vi sinh đúng cách:

- Nên chọn men vi sinh từ nhà sản xuất uy tín thay vì sản phẩm trôi nổi, thiếu nguồn gốc xuất xứ.

- Chọn men vi sinh chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo như Lactobacillus, Bacillus subtilis, Bacillus clausii và Saccharomyces boulardii…

- Chọn men vi sinh được bổ sung vitamin nhóm B, kẽm, acid folic… sẽ tăng cường hiệu quả điều trị biếng ăn chỉ trong một sản phẩm.

- Chọn men có mùi vị thơm ngon, ngọt, ngậy như sữa, hoa quả… sẽ khiến trẻ dễ dàng tiếp nhận và hấp thu hơn.

- Nên sử dụng men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn cho trẻ tối thiểu từ 2 – 3 tuần, tuân thủ hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ (nếu có).

- Đặc biệt, nếu trẻ mắc các bệnh lý rối loạn tiêu hóa mạn tính, mẹ cần kiên trì bổ sung men vi sinh cho trẻ trong nhiều tháng để duy trì hiệu quả lâu dài.

Bổ sung men vi sinh cho trẻ: vô hiệu nếu tỉ lệ lợi khuẩn sống sót trong ruột thấp - Ảnh 4.

Chia sẻ