Bác sĩ tâm lý khuyên các mẹ đừng bế con nhiều
Bé yêu của bạn cần được mẹ ôm ấp nhưng bạn không nên bế con cả ngày. Tiến sĩ tâm lý học trẻ em Richard Woolfson giải thích lý do của chuyện này.
Nhiều người mẹ thích bế con như một cách để ủ ấm trong ngày lạnh. Và điều này còn tăng cảm giác gần gũi giữa hai mẹ con. Nhưng đôi khi, âu yếm bé quá nhiều khiến bé bám mẹ không dứt. Chuyện này sẽ khiến bạn khó khăn trong một giai đoạn. Bởi vì ngay từ sớm, bé cần học cách để trở nên độc lập. Bé cần tự quản lý cảm xúc vì không phải lúc nào cũng có mẹ ở bên. Từ từ, bé sẽ học được cách cân bằng trong cuộc sống.
Nếu bạn bế con quá mức, bé sẽ:
- Phụ thuộc vào mẹ lâu hơn cần thiết.
- Mong có mẹ ở bên mỗi phút trong ngày.
- Quấy khóc khi mẹ ở ngoài tầm mắt của bé.
- Không tự cân bằng cảm xúc được khi phải ở một mình.
Nhưng nếu bạn hiếm khi bế con, bé sẽ:
- Bắt đầu thấy buồn và thậm chí cô đơn.
- Có lẽ bắt đầu biết nghĩ: “Mẹ không yêu mình”.
- Mất quan tâm vào những gì đang xảy ra xung quanh.
- Không thấy thoải mái mỗi lần được mẹ bế.
Vài thắc mắc của mẹ:
- Tôi có nên bế bé ngay khi thấy bé khóc?
- Bế con hay không nên sẽ tùy hoàn cảnh. Không có công thức chuẩn nào trong việc nuôi con cả. Đó là lý do tại sao có những thời điểm, bạn nên để bé khóc nhưng cũng không bỏ qua con bạn hoàn toàn. Hãy tìm hiểu nguyên nhân trước khi quyết định sẽ bế bé ngay hay để bé tự khóc một chút. Bạn sẽ sớm phân biệt được tiếng khóc khác nhau của bé – là do khó chịu hay chỉ “khóc hờn”. Một số bé muốn được bế suốt nên dùng tiếng khóc làm “vũ khí”. Và nếu bạn không nhận ra điều đó, bé sẽ khóc hầu như toàn bộ thời gian.
- Bé nhà tôi hay khóc trong đêm và chỉ muốn được mẹ bế?
- Bé khóc trong đêm có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu bạn bế bé và cho bé ti ngay tức khắc thì sau đó, bé sẽ có phản xạ khóc đòi bú đêm. Vậy đó là lỗi của bạn chứ không phải của bé.
Nếu bé nhà bạn hay khóc đêm, hãy thử:
+ Thay vì ngay lập tức bế bé, hãy đứng trước cũi của bé, nói chuyện cho bé yên tâm nhưng không chạm vào người con.
+ Tối hôm sau, nếu bé khóc, hãy làm như thế nhưng chỉ đứng trước cũi của bé mà không nói gì.
+ Nếu bé khóc tiếp, chỉ đứng gần cũi của bé trong yên lặng để xem bé có ngủ lại được không.
+ Bằng cách giảm dần liên lạc, bé khóc đêm có thể giảm hẳn và bị loại bỏ hoàn toàn.
Nếu bạn bế con quá mức, bé sẽ:
- Phụ thuộc vào mẹ lâu hơn cần thiết.
- Mong có mẹ ở bên mỗi phút trong ngày.
- Quấy khóc khi mẹ ở ngoài tầm mắt của bé.
- Không tự cân bằng cảm xúc được khi phải ở một mình.
Nhưng nếu bạn hiếm khi bế con, bé sẽ:
- Bắt đầu thấy buồn và thậm chí cô đơn.
- Có lẽ bắt đầu biết nghĩ: “Mẹ không yêu mình”.
- Mất quan tâm vào những gì đang xảy ra xung quanh.
- Không thấy thoải mái mỗi lần được mẹ bế.
Vài thắc mắc của mẹ:
- Tôi có nên bế bé ngay khi thấy bé khóc?
- Bế con hay không nên sẽ tùy hoàn cảnh. Không có công thức chuẩn nào trong việc nuôi con cả. Đó là lý do tại sao có những thời điểm, bạn nên để bé khóc nhưng cũng không bỏ qua con bạn hoàn toàn. Hãy tìm hiểu nguyên nhân trước khi quyết định sẽ bế bé ngay hay để bé tự khóc một chút. Bạn sẽ sớm phân biệt được tiếng khóc khác nhau của bé – là do khó chịu hay chỉ “khóc hờn”. Một số bé muốn được bế suốt nên dùng tiếng khóc làm “vũ khí”. Và nếu bạn không nhận ra điều đó, bé sẽ khóc hầu như toàn bộ thời gian.
- Bé nhà tôi hay khóc trong đêm và chỉ muốn được mẹ bế?
- Bé khóc trong đêm có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu bạn bế bé và cho bé ti ngay tức khắc thì sau đó, bé sẽ có phản xạ khóc đòi bú đêm. Vậy đó là lỗi của bạn chứ không phải của bé.
Nếu bé nhà bạn hay khóc đêm, hãy thử:
+ Thay vì ngay lập tức bế bé, hãy đứng trước cũi của bé, nói chuyện cho bé yên tâm nhưng không chạm vào người con.
+ Tối hôm sau, nếu bé khóc, hãy làm như thế nhưng chỉ đứng trước cũi của bé mà không nói gì.
+ Nếu bé khóc tiếp, chỉ đứng gần cũi của bé trong yên lặng để xem bé có ngủ lại được không.
+ Bằng cách giảm dần liên lạc, bé khóc đêm có thể giảm hẳn và bị loại bỏ hoàn toàn.
Làm thế nào để bế một em bé sơ sinh với trọng lượng đầu bằng 1/4 cơ thể, trong khi đó cổ bé lại rất yếu, không thể tự nâng đỡ được đầu của mình?