Bà xã MC Thành Trung sinh đôi mỗi bé hơn 3kg, nhìn bụ bẫm ai cũng yêu nhưng mẹ bầu nên biết về nguy cơ khi sinh con nặng cân

Moon,
Chia sẻ

Mặc dù sinh đôi nhưng bà xã MC Thành Trung được mọi người đặt cho biệt danh "bà mẹ vĩ đại" khi cân nặng của mỗi bé lúc chào đời đều đạt trên 3kg, tính ra gấp đôi các mẹ mang thai đơn khác.

Ngày 11/12 vừa qua, MC Thành Trung và vợ là nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp Ngọc Hương đã hạnh phúc đón cặp sinh đôi chào đời sau hơn 1 năm kết hôn. Hai bé trai có tên gọi thân mật là Goku và Daino, nặng 3,34kg và 3,38kg.

Quá trình mang thai, Ngọc Hương cho biết cô lên tổng cộng 14 cân, sau khi hạ sinh cặp sinh đôi được 5 ngày, bà xã MC Thành Trung tiết lộ cô đã giảm cân đáng kể, chỉ còn "dư" 2kg là cán mốc thời con gái. Ngọc Hương hạnh phúc chia sẻ hình ảnh hút sữa sau sinh với lời chú thích "Kết thúc một thai kỳ tương đối thành công".

Bà xã MC Thành Trung sinh đôi mỗi bé hơn 3kg, nhìn bụ bẫm ai cũng yêu nhưng mẹ bầu nên biết về nguy cơ khi sinh con nặng cân - Ảnh 1.

Hình ảnh đáng yêu của hai quý tử sinh đôi nhà MC Thành Trung.

Dù bụng bầu rất to, bà xã MC Thành Trung vẫn khoe vẻ rạng rỡ thời điểm sát ngày sinh.

Những hình ảnh bầu bí của Ngọc Hương ở những tuần cuối thai kỳ cho thấy bụng bầu của cô rất lớn và tụt thấp xuống. Đó là lý do vì sao cô mang thai sinh đôi nhưng 2 bé chào đời đều nặng trên 3kg. Tính ra mẹ bầu xinh đẹp này phải mang thai nặng gấp đôi so với các bà bầu mang thai đơn khác.

Thông thường, các em bé sinh đôi sẽ có cân nặng nhỏ hơn so với thai đơn. Do cùng chia nhau không gian sống trong bụng mẹ và thường chào đời sớm nên trọng lượng trung bình của một em bé trong các ca song sinh lúc chỉ rơi vào khoảng hơn 2kg. Việc mang song thai đã khiến mẹ bầu đối mặt với nhiều rủi ro hơn bình thường, trong khi cả 2 thai đôi đều nặng hơn 3kg có thể khiến các mẹ bầu gặp phải những nguy hiểm sức khỏe đe dọa tính mạng cả mẹ và con.

Không phải cứ ăn nhiều thì thai to

Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh nước ta hiện nay là khoảng 3 - 3,2kg. Đối với các nước phương Tây, trẻ sơ sinh từ 4kg trở lên mới gọi là thai to hay thai thừa cân. Ở nước ta, các bác sĩ sản khoa cho rằng cơ thể phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nên con trên 3,5kg đã được đánh giá là to.

Quan niệm dân gian thường cho rằng con to là do bà mẹ ăn nhiều chất bổ dưỡng, vì thế điều đơn giản là muốn tránh thai to để dễ đẻ là nên hạn chế ăn uống đối với bà mẹ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cân nặng của trẻ sơ sinh trong điều kiện người mẹ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ phụ thuộc vào tính di truyền; sức khỏe và thể lực bà mẹ; con đẻ lần sau thường có cân nặng lớn hơn lần trước.

Bà xã MC Thành Trung sinh đôi mỗi bé hơn 3kg, nhìn bụ bẫm ai cũng yêu nhưng mẹ bầu nên biết về nguy cơ khi sinh con nặng cân - Ảnh 4.

Sinh con nặng cân, cả mẹ và bé đều đối mặt nguy hiểm

Đối với sản phụ:

- Thai nhi nặng cân sẽ khiến sản phụ dễ phải sinh mổ thay vì sinh thường.

- Tăng nguy cơ đột tử thai, sang chấn sản khoa lúc sinh, băng huyết sau sinh, đờ tử cung, tổn thương tầng sinh môn, nhiễm trùng hậu phẫu, hậu sản.

- Nguy cơ về sau là tiểu đường type 2, tăng huyết áp mãn tính.

Đối với thai nhi:

- Trường hợp chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng trí nhớ, giảm trí tuệ cho trẻ về sau.

- Sang chấn cho thai trong lúc sinh vì thai to như: gẫy xương đòn, trật khớp vai, tổn thương thần kinh cánh tay.

- Thai nhi sinh ra vượt quá cân nặng tiêu chuẩn có thể đối mặt nguy cơ hạ đường huyết, hạ canxi máu sau sinh.

Bà xã MC Thành Trung sinh đôi mỗi bé hơn 3kg, nhìn bụ bẫm ai cũng yêu nhưng mẹ bầu nên biết về nguy cơ khi sinh con nặng cân - Ảnh 5.

- Bé có thể chậm phản xạ khóc, khóc yếu, dễ ngừng thở từng cơn, không chuyển động và các cơn ngất lịm sau khi bé ra đời.

- Một số bệnh lý về sau bé có thể gặp phải: bệnh lý phổi sau sinh, nguy cơ suy hô hấp; nguy cơ béo phì; rối loạn chuyển hóa sau sinh.

Nếu mang thai to, sản phụ cần làm gì?

- Trong quá trình siêu âm, nếu phát hiện thai nhi to, mẹ cần khám thai định kỳ, theo dõi sát sức khỏe mẹ và bé. Đặc biệt chú ý theo dõi đường huyết, huyết áp, đo tim thai, các dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Nếu có biểu hiện nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 1kg/1 tuần, sản phụ cần đến bệnh viện thăm khám ngay.

- Về chế độ dinh dưỡng, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn, tập trung ăn nhiều rau, hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng.

- Cần khám chuyên khoa tim mạch và chuyên khoa nội tiết sau khi sinh.

Chia sẻ