3 lưu ý quan trọng bố mẹ cần nhớ để giúp con tập đi nhanh
Trong giai đoạn con bạn đang chập chững tập đi, sự hướng dẫn của bố mẹ rất quan trọng.
Những bước đi đầu đời của con luôn là niềm hạnh phúc lớn lao của những người làm cha, làm mẹ. Thời điểm con chập chững biết đi đánh dấu một bước phát triển đầu tiên trong đời con, là lúc con được trải nghiệm cảm giác tự do mới.
Hãy tưởng tượng sự tiến hóa của một con khỉ, ban đầu chúng đi bằng bốn chân rồi dần dần tự đứng lên và đi bằng hai chân. Con của bạn cũng vậy. Người xưa từng có câu: “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng biết lò dò tập đi”, sau đây là toàn bộ quá trình phát triển đến lúc biết đi của con:
Lăn: Đây là hoạt động đầu tiên trong quá trình di chuyển của bé. Trong quá trình này, bé dùng lực tác động lên từ phần bụng đến lưng để di chuyển.
Lẫy: Trong khoảng thời gian này, bé phải dồn hết sức vào bụng để đẩy người lên.
Ngồi: Đây là giai đoạn cốt lõi trong quá trình phát triển của bé.
Bò: Bò là một thuât ngữ khá rộng, ở giai đoạn này, bé có thể bò loanh quanh bất cứ nơi nào muốn đến nhưng trong tầm kiểm soát của bố mẹ.
Bắt đầu biết đứng lên: Bé sẽ từ từ tự đứng lên với việc sử dụng phần trên của cơ thể.
Chập chững bước: Khi bắt đầu chập chững những bước đi đầu đời, bé sẽ phải bám vào tường hoặc bất cứ thứ gì để có thể bám trụ và từ từ đứng lên để đi.
Giai đoạn từ lúc biết đứng lên đến lúc biết đi:
Trong khoảng từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 9, con bạn sẽ từ từ biết đứng lên. Giai đoạn này khá nguy hiểm vì bé có thể bám vào bất cứ thứ gì để có thể đứng. Do đó, hãy chắc chắn rằng những vật mà con có thể bám vào sẽ giúp con an toàn đứng dậy mà không bị ngã đau. Hãy sắp xếp mọi thứ trong nhà làm sao để con có thể thoải mái tập đi.
Giai đoạn đi chập chững:
Trong khoảng từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 14, con sẽ từ từ đứng và đi bằng hai chân, hãy để mắt đến con và có thể hỗ trợ cho con.
3 lưu ý quan trọng có thể giúp con tập đi nhanh:
Thực hành cùng con
Hãy để con đi càng nhiều càng tốt. Dành nhiều thời gian bên con, bạn có thể dắt tay con và dìu con đi. Tạo cho con một không gian thật phóng thoáng để con thoải mái đi lại mà không bị cản trở.
Không sử dụng xe tập đi cho bé
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) không khuyến khích việc sử dụng xe tập đi cho bé bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp đùi và ảnh hưởng đến quá trình định hình khung xương chân, cũng như dáng đi của bé.
Đi chân trần
Các chuyên gia cũng khuyên rằng bạn không cần phải đi giày cho con khi bé tập đi trong nhà, việc đi lại bằng chân không sẽ giúp bé cảm nhận rõ hơn về từng bước đi và cân bằng hơn. Khi nào bé ra ngoài hoặc trong thời tiết lạnh thì bạn hãy mang giày cho bé.
Nguồn: Fatherly