11 món quà không phải đồ chơi nhưng mọi đứa trẻ đều thích
Vào mỗi dịp đặc biệt, bố mẹ và người lớn thường mua đồ chơi để tặng cho các bé. Quà tặng thì rất tuyệt! Nhưng cái gì nhiều quá thì đều không nên.
Việc mua đồ chơi tặng trẻ nhỏ có thể giúp bố mẹ không phải suy nghĩ nát óc để nghĩ ý tưởng cho quà tặng, nhưng giải pháp này có vẻ không kinh tế cho lắm, và nhất là nó sẽ khiến núi đồ chơi của lũ trẻ ngày một cao lên, bừa bộn, rơi vãi trong nhà. Trong khi đó, có rất nhiều những món quà không phải đồ chơi nhưng lại rất có ý nghĩa với trẻ mà bố mẹ có thể lựa chọn.
1. Các lớp học năng khiếu: Học nhạc, nhảy, cưỡi ngựa hay học vẽ chẳng hạn… đây là một cách rất hay để khuyến khích trẻ nhỏ khám phá và theo đuổi sở thích của mình.
2. Làm thẻ thành viên: của sở thú, bảo tàng, thư viện… Đây thật sự là một ý tưởng tặng quà thiết thực cho các thành viên trong gia đình, giúp tiết kiệm một khoản đáng kể cho các hoạt động chung bổ ích.
3. Vé đi sự kiện: vé xem phim, vé vào hội chợ, ca nhạc hay trận đấu thể thao sẽ là một bất ngờ thú vị đối với lũ trẻ.
4. Công thức nấu ăn và các nguyên liệu: Trẻ em thường tò mò với công việc nấu nướng nên việc cùng thực hiện và thưởng thức món ăn tự làm sẽ mang đến một khoảng thời gian bên nhau ý nghĩa cho trẻ và người lớn. Hãy in ra một công thức món ăn, mua các thành phần cần thiết và chọn một buổi để trẻ có thể làm bếp trưởng.
5. Sách dạy thủ công: Đây cũng là một hoạt động đơn giản, bổ ích và tạo hứng thú cho trẻ. Tặng trẻ một quyển sách như vậy đồng nghĩa với việc bạn nên dành thời gian thực hành cùng các con, được làm ra những món đồ xinh đẹp, thiết thực cùng bạn bè hay người thân là mong muốn của mọi đứa trẻ.
(Ảnh minh họa).
6. Phiếu quà tặng đựng trong một phong bao dễ thương và trẻ có thể mang ra dùng bất cứ khi nào trẻ muốn. Quà tặng này không giới hạn đến các vật cụ thể như phiếu giảm giá bỏng ngô ở rạp chiếu phim, đó có thể là một buổi hẹn đi chơi thể thao cùng bạn, phiếu cho phép con thức khuya hơn nửa tiếng so với mọi ngày…
7. Trang phục hóa trang: Nếu trẻ thích nhân vật nào thì hãy tìm mua hoặc tuyệt hơn là tự làm một bộ trang phục hóa trang của nhân vật đó tặng trẻ và cổ vũ trẻ diễn một đoạn phim hay kịch nhỏ dựa trên những gì trẻ đọc hay xem được về nhân vật yêu thích của mình.
8. Sách: Nếu có thẻ thư viện bạn sẽ bớt chi phí mua và công sức bảo quản sách nhưng một góc thư viện nhỏ trong nhà không đơn giản chỉ là một đồ nội thất mà còn là cách để khơi gợi ý thức ham học hỏi ở trẻ, giúp trẻ sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách bổ ích thay vì dán mắt vào các trò chơi điện tử.
9. Đồ chơi ngoài trời: Tất nhiên chỉ có thể áp dụng với những gia đình có sân rộng. Trẻ không hay chơi ngoài trời đơn giản vì chúng không có không gian và không có trò gì đủ an toàn. Một bộ đồ chơi câu cá, một bể bơi cao su, thảm nhún, đồ làm vườn… là những gợi ý cho bạn.
10. Đồng hồ kim: nhiều trẻ em hiện nay không biết đọc đồng hồ kim dù đã đi học. Đọc số trên đồng hồ điện tử không có gì khó khăn hay thú vị, nhưng đọc được thời gian trên đồng hồ kim của riêng mình sẽ giống như một trò chơi nho nhỏ cho trẻ.
11. Lịch: Tặng và hướng dẫn sử dụng lịch là cách dạy trẻ biết về ngày tháng, các mùa trong năm. Một quyển lịch có ô ngày to để trẻ có thể theo dõi và ghi chú những dịp đặc biệt. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ tự sắp xếp lịch hoạt động trong tuần.
1. Các lớp học năng khiếu: Học nhạc, nhảy, cưỡi ngựa hay học vẽ chẳng hạn… đây là một cách rất hay để khuyến khích trẻ nhỏ khám phá và theo đuổi sở thích của mình.
2. Làm thẻ thành viên: của sở thú, bảo tàng, thư viện… Đây thật sự là một ý tưởng tặng quà thiết thực cho các thành viên trong gia đình, giúp tiết kiệm một khoản đáng kể cho các hoạt động chung bổ ích.
3. Vé đi sự kiện: vé xem phim, vé vào hội chợ, ca nhạc hay trận đấu thể thao sẽ là một bất ngờ thú vị đối với lũ trẻ.
4. Công thức nấu ăn và các nguyên liệu: Trẻ em thường tò mò với công việc nấu nướng nên việc cùng thực hiện và thưởng thức món ăn tự làm sẽ mang đến một khoảng thời gian bên nhau ý nghĩa cho trẻ và người lớn. Hãy in ra một công thức món ăn, mua các thành phần cần thiết và chọn một buổi để trẻ có thể làm bếp trưởng.
5. Sách dạy thủ công: Đây cũng là một hoạt động đơn giản, bổ ích và tạo hứng thú cho trẻ. Tặng trẻ một quyển sách như vậy đồng nghĩa với việc bạn nên dành thời gian thực hành cùng các con, được làm ra những món đồ xinh đẹp, thiết thực cùng bạn bè hay người thân là mong muốn của mọi đứa trẻ.
(Ảnh minh họa).
7. Trang phục hóa trang: Nếu trẻ thích nhân vật nào thì hãy tìm mua hoặc tuyệt hơn là tự làm một bộ trang phục hóa trang của nhân vật đó tặng trẻ và cổ vũ trẻ diễn một đoạn phim hay kịch nhỏ dựa trên những gì trẻ đọc hay xem được về nhân vật yêu thích của mình.
8. Sách: Nếu có thẻ thư viện bạn sẽ bớt chi phí mua và công sức bảo quản sách nhưng một góc thư viện nhỏ trong nhà không đơn giản chỉ là một đồ nội thất mà còn là cách để khơi gợi ý thức ham học hỏi ở trẻ, giúp trẻ sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách bổ ích thay vì dán mắt vào các trò chơi điện tử.
9. Đồ chơi ngoài trời: Tất nhiên chỉ có thể áp dụng với những gia đình có sân rộng. Trẻ không hay chơi ngoài trời đơn giản vì chúng không có không gian và không có trò gì đủ an toàn. Một bộ đồ chơi câu cá, một bể bơi cao su, thảm nhún, đồ làm vườn… là những gợi ý cho bạn.
10. Đồng hồ kim: nhiều trẻ em hiện nay không biết đọc đồng hồ kim dù đã đi học. Đọc số trên đồng hồ điện tử không có gì khó khăn hay thú vị, nhưng đọc được thời gian trên đồng hồ kim của riêng mình sẽ giống như một trò chơi nho nhỏ cho trẻ.
11. Lịch: Tặng và hướng dẫn sử dụng lịch là cách dạy trẻ biết về ngày tháng, các mùa trong năm. Một quyển lịch có ô ngày to để trẻ có thể theo dõi và ghi chú những dịp đặc biệt. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ tự sắp xếp lịch hoạt động trong tuần.