Nóng cao điểm, tiền điện tăng vọt

Hà Hương,
Chia sẻ

Mấy ngày nay, nhiều hộ gia đình phát hoảng khi cầm tờ thông báo hoặc tin nhắn thanh toán tiền điện.

Giật mình vì hóa đơn tiền điện... tăng gấp đôi

Dù biết tháng này mình sẽ phải chi trả 1 khoản tiền cao hơn cho cái điều hòa bật hàng đêm tuy nhiên, khi cầm trên tay hoá đơn điện tháng 5/2015, chị Hoài Thu (Kim Mã, Hà Nội) không khỏi ngã ngửa khi hóa đơn điện tháng này tăng gấp hơn 2 lần so với tháng trước. 

Chị Thu cho hay, “Tháng trước nữa tôi vẫn có dùng điều hòa, tuy nhiên tháng này có dùng nhiều hơn một chút song không thể tăng gấp đôi như thế này được”, vừa nói chị vừa nhìn vào tờ tiền điện thông báo đóng 1,5 triệu đồng. 

tiền điện
Trên mạng, topic chia sẻ về giá điện tăng gấp đôi được nhiều người quan tâm. Anh Quang chia sẻ: "Tháng trước nhà anh dùng điều hòa như tháng này vậy mà tiền điện lại tăng gấp đôi"

Hóa-đơn-tăng
Cùng sử dụng một khối lượng điện "xêm xêm" tháng trước, nhưng tháng sau hóa đơn tiền điện có sự chênh lệch đáng kể.

Chị Thu bộc bạch, tháng trước trời có nóng song không nóng bằng tháng này. Nếu như tháng trước chị có có bật điều hòa từ 9h tối đến 1 giờ sáng thì tháng này chị thường bật từ 9 giờ tối tới sáng sớm hôm sau mới tắt đi. “Tôi không nghĩ dùng thêm vài giờ mà tiền điện đã tăng gấp đôi như thế”. 

Cũng trong tâm trạng khó hiểu không kém, anh Toàn (Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ, gia đình chị đi làm cả ngày tối đến mới về nhà, chỉ trong tháng 5 vừa rồi gia đình anh mới dùng điều hòa nhưng rất ít, bật một lát rồi tắt, “Ấy vậy mà tiền điện nó tăng từ 500 ngàn lên hơn 1 triều đồng”. 

tiền điện
Nhiều người tỏ ra khó hiểu không biết tại sao có sự chênh lệch này

Đây không phải là năm đầu tiên mà cứ tới giai đoạn nắng nóng kéo dài, người dân lại sốt xình xịch vì  tiền điện tăng đột biến. 

Gia đình có 3 người, vợ chồng chị Anh Chi (Đống Đa, Hà Nội) đi làm suốt, con gái đi học. Chỉ tới 7 giờ nhà chị mới tụ tập ở nhà, chưa kể tháng 5 vừa rồi cả nhà đi du lịch Nha Trang gần  1 tuần. “Vậy mà tháng này tiền điên tăng gấp đôi, số điện tiêu thụ nhà cũng đã tăng gấp đôi từ gần 136 kWh lên hơn 350kWh".
 
Khảo sát nhanh cho thấy, hoá đơn tiền điện của nhiều gia đình tại nội thành Hà Nội trong tháng 5 tăng phổ biến từ 30-70%. 

Chị Tố Ngân (Bạch Đằng, Hà Nội) cho biết, tháng 5 vừa rồi, nhà chị đi nghỉ mát 2 tuần, thế nhưng khi cầm hóa đơn thanh toán tiền điện, chị không khỏi thắc mắc khi sản lượng điện gia đình chị sử dụng vẫn lên tới hơn 300 kWh, tăng với những tháng sử dụng trước đó. “Thật là là tại sao cả nhà đi cả nửa tháng mà tiền điện vẫn vùn vụt tăng cao? Đáng lý nó phải ít chứ?”. 

tiền điện

tiền điện


Anh Dương (An Dương – chủ một quán café nhỏ) cho biết, bình thường mỗi tháng anh phải chi trả khoảng 2 triệu 1 tháng tiền điện song tháng này anh phải trả tới gần 4 triệu đồng. 

Anh bày tỏ thêm, dù nắng nóng song anh vẫn dùng 1 chiếc điều hòa cho phòng café như những tháng trước, phòng anh cũng chỉ 1 cái, tóm lại là "không khác gì so với tháng trước, tôi chẳng dùng thêm gì bất thường để mà tiền điện cao vọt lên thế”. 

Chị Thanh Tý (Định Công, Hà Nội) cho hay, gia đình chị sử dụng nhiều thiết bị điện như máy lạnh, quạt, máy giặt và máy tính bàn nên mỗi tháng chị phải đóng khoảng 1 triệu đồng tiền điện. Riêng tháng này tiền điện nhà chị tăng vọt lên hơn 2 triệu đồng. “Tôi không hiểu vài tháng nữa, vào cao điểm mùa nóng không biết tiền điện sẽ tăng lên bao nhiêu nữa, mới tháng trước với tháng này mà đã chênh lệch gần một triệu đồng rồi”, chị nói

Bình thường nhà anh Bình Tân (Bích Câu, Hà Nội) sử dụng khoảng 400 – 450 kWh điện. Tiền điện mỗi tháng phải trả khoảng hơn 1 triệu đồng. Nhưng vừa rồi, khi nhận hóa đơn tháng 5 anh giật mình khi thấy tiền điện phải trả gần 2 triệu đồng tương đương với hơn  750 kWh. Anh nói: “Nhà tôi cũng đi suốt và chỉ tối mới ở nhà và dùng điều hòa”. 

Nắng nóng khiến nhu cầu làm mát của người dân tăng cao

Đại diện EVN chia sẻ: Hiện tượng hóa đơn điện sinh hoạt tăng cao khá phổ biến trong tháng 5 vừa qua với nhiều hộ gia đình. Nguyên nhân đó là do nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng cao kỷ lục trên địa bàn thành phố.

EVN cho rằng, nắng nóng kéo dài liên tục nên nhu cầu làm mát của các gia đình tăng cao, từ điều hòa, quạt điện... Từ đầu tháng 5/2015 đến nay, nhiệt độ tại thành phố Hà Nội tăng cao từ 33 độ C đến 43 độ C, đặc biệt nhiệt độ cao nhất từ 36 - 45 độ C tập trung chủ yếu vào 10 ngày cuối tháng 5 và kéo sang đầu tháng 6, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời so với trong nhà cao. Nhiệt độ ngoài trời càng nóng thì việc tiêu hao nhiệt từ ngoài môi trường vào trong phòng càng tăng, máy điều hòa phải làm việc nhiều hơn, công suất tăng cao hơn, tiêu tốn điện năng cũng theo đó mà nhiều hơn. 

Chưa hết, tỷ lệ bê tông hoá nhà ở thủ đô cao dẫn đến độ hấp thụ nhiệt cao, làm không khí nóng đến tận đêm vẫn duy trì ở mức 30 độ C. Một lý do nữa là thời điểm này các em học sinh được nghỉ hè, thời gian ở nhà tăng lên, kéo theo việc tiêu tốn điện năng từ sáng tới tối.

Mặt khác, giá điện sinh hoạt được xây dựng theo mức bậc thang, nếu khách hàng tiêu thụ điện năng càng nhiều thì mức giá điện càng tăng, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng (từ kWh 401 trở lên khách hàng sẽ phải trả mức giá điện sinh hoạt bậc thang cao nhất là 2.587 đồng/kWh).
Chia sẻ