Nỗi sợ của những đứa trẻ nếu "ngôi nhà hạnh phúc" bị giải thể

Hương Thu,
Chia sẻ

Ngôi nhà cấp 4 trong một xóm trọ nghèo nuôi 30 trẻ lang thang, mô côi được biết đến là một “ngôi nhà hạnh phúc”. Nhưng giờ đây mọi người lúc nào cũng đầy ưu tư khi khả năng ngôi nhà bị buộc giải thể do không đủ tiêu chuẩn.

nhahanhphuc1
Những ngày qua, câu chuyện về ngôi nhà nuôi những trẻ em lang thang, mồ côi với cái tên "ngôi nhà hạnh phúc" đang gây xôn xao. Đó là một căn hộ cấp bốn rộn hơn 200m2, nằm trong khu xóm trọ nghèo ở xã Bình Hưng, H.Bình Chánh của hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Hoàng (45 tuổi) và chị Ngô Thị Kim Vân (49 tuổi). 

nhahanhphuc2
Năm 2006 hai vợ chồng chuyển nhà xuống Bình Chánh ở. Khu vực này đa số là dân lao động tứ xứ lên đây làm công trình. Khi họ đi làm thì những đứa trẻ tự trông coi nhau, đứa nào cũng đen nhẻm, dơ bẩn, không được học hành. Thấy những đứa trẻ đáng thương, hai người tình nguyễn trông coi, tắm rửa, cho trẻ ăn cơm. Làm riết thành quen, nên dần dần hai vợ chồng nhận cưu mang nhiều đứa trẻ. Mỗi em là một hoàn cảnh nhưng đều đáng thương.

nhahanhphuc4
Sau 9 năm, giờ hai anh chị đang cưu mang 32 em và mọi người sống rất chan hòa, hạnh phúc dù cuộc sống không đủ đầy. Vì vậy căn nhà được mang tên "ngôi nhà hạnh phúc", nằm sau lưng khu đô thị Hạnh Phúc. Trước đó, tháng 11/2013, UBND xã Bình Hưng kiểm tra ngôi nhà. Đoàn phát hiện cơ sở không giấy phép nên yêu cầu ngưng hoạt động trong 7 ngày. Sau đó, bà Vân có đơn xin gia hạn giải tán đến 31/5/2015 và được UBND xã Bình Hưng đồng ý. Ngày 3/6, UBND xã tiếp tục kiểm tra và yêu cầu cơ sở trả các bé về gia đình hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ, hạn cuối là 15/6.

nhahanhphuc6
Chị Vân chia sẻ: "Ba năm qua tôi đã hết sức cố gắng để xin cấp phép đúng thủ tục quy định của pháp luật, nhưng không đáp ứng được các điều kiện. Tôi chỉ có tình yêu thương với bọn trẻ, hơn nữa ở đây ai cũng nghèo khó...”. 

nhahanhphuc7
Em Lê Thị Hồng Hương (áo xanh, 17 tuổi) đang lo bữa cơm chiều với chỉ món trứng chiên và nước canh. Hương rưng rưng: "Khi mới nghe tin, em và các bé khóc rất nhiều. Ai cũng sợ phải xa nhau, phải xa má Vân, bố Hoàng. Em cũng 17 tuổi, có thể tự lo cho bản thân nhưng các bé thì sẽ đi về đâu nếu nhà buộc phải giải thể". 

nhahanhphuc8
Tương tự, em Đặng Thị Ngọc Nhung (22 tuổi) cũng trăn trở về số phận các bé nếu nhà "hạnh phúc" bị giải thể. "Thi xong em lớn rồi, thi xong em sẽ xin đi làm. Mấy ngày nay em cụng buồn, tiếc lắm. Buồn nhất là sợ sẽ không được chăm sóc các bé, phải xa nơi đây", Nhung bộc bạch. Cô là người lớn tuổi nhất trong ngôi nhà, gắn bó từ năm 14 tuổi. Hiện tại vân đang ôn tập cho kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

nhahanhphuc7
Cô Vân chia sẻ: "Mấy ngày nay, đám trẻ mới vô tư vui chơi ấy chứ. Trước đó, chúng khóc quá trời luôn, đứa nào cũng đòi má đừng bỏ rơi chúng. Tôi cũng chỉ biet1 ôm ấp, vỗ về thôi". Trong ảnh, những em trai ở "nhà hạnh phúc" hay bày trò chơi trồng cây chuối.

nhahanhphuc8
Bé Thiện (8 tuổi), ngồi trầm ngâm trong góc nhà. Cậu bé sống với má Vân, bố Hoàng từ  hơn 1 năm nay. Mẹ của Thiện, bị liệt cũng ở tại căn nhà này. "Em sợ nhất là phải xa các bạn, sẽ không ai chơi trồng cây chuối với em nữa. Mẹ em bảo, hai mẹ con cũng chưa biết về đâu nếu rời khỏi đây", Thiện nói.

nhahnanhphuc9
Bé Đặng Văn Lâm (8 tuổi), mẹ mất, cha bỏ rơi và được chị Vân cưu mang hơn 1 năm nay. Lâm cho biết" Ở đây nhiều bạn, nhiều đồ chơi và hay được ăn món gà rán mà con thích. Nếu xa nhà "hạnh phúc" con sẽ tiếc những thứ ấy lắm. Con cũng sẽ rất nhớ mà Vân, bố Hoàng".

nhahnanhphuc9
Nguyễn Phụng Thiên (9 tuổi), đã ở đây được 3 năm. Thiên không có cha mẹ, ở với ông bà nội nhưng họ đã quá già, khó có thể lo cho cuộc sống cậu bé. Thiên cho biết, nếu phải xa nơi này thì sẽ về lại nhà ông bà ở Long An. "Nhưng ở đây vui, con quen rồi. Ông bà thì già, cũng nghèo khó nên con không muốn trở thành gánh nặng đâu", cậu bé nói.

nhahanhphuc10
Mấy năm qua, với sự giúp đỡ, góp sức của các ân nhân, nhà Hạnh Phúc đã thay đổi rất nhiều. Căn gác gỗ đã được sửa, cầu thang gia cố lại cho chắc chắn. Chị Vân đã thuê thêm mảnh đất bên cạnh để cơi thêm mảnh sân, xây thêm phòng học, phòng tắm. 32 đứa con của chị không chỉ được tặng đủ sách vở mỗi đầu năm học mà còn có bút màu để học vẽ, nhạc cụ để học đàn, gia sư để học ngoại ngữ.. Những ai có năng khiếu đều được chủ ngôi nhà khuyến khích học tập. Trong ảnh, em Nguyễn Thị Minh Hương (15 tuổi) chơi đàn cho các bé nghe. Hương đã ở đây được 8 năm.

nhahanhphuc10
Các thành viên xem như một đại gia đình, yêu thương lẫn nhau. Người lớn chăm sóc, chỉ bảo người bé. Những đứa trẻ được anh Hoàng, Chị Vân day bảo lễ phép, biết giúp đỡ lẫn nhau.

nhahanhphuc11
Cuộc sống trong ngôi nhà luôn tràn ngập tiếng cười, tiếng đàn hát. Mỗi chiều, các bé đều tập luyện văn nghệ với nhau.

nhahanhphuc12
Hầu hết những đứa trẻ đều chia sẻ về cảnh xa nhau, mỗi người một ngả là điều khiến các em buồn nhất. Ban đầu, anh Hoàng và chị Vân tuy lo lắng nhưng không nói cho các con biết. Tuy nhiên, các cán bộ xuống kiểm tra nhiều lần nên các con anh chị biết chuyện và chúng luôn sống trong trạng thái hồi hộp, lo lắng không biết khi nào chúng bị trả về gia đình. Những lúc ấy cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc.

nhahanhphuc13
Từ ngày biết tin, bé Mẫn (8 tuổi) nhiều khi hay ngồi buồn một mình, lười nô đùa với các bạn.

nhahanhphuc14
Em Nguyễn Thị Phương Thy (8 tuổi), đã ở đây được 2 năm. Ba Thy mất, mẹ ở tù nên đây là gia đình duy nhất của cô bé. "Bé nào tôi cũng xem như con của mình. Các bé đều cần sự chăm sóc ân cần của hai vợ chồng. Như em Phương Thy chẳng hạn, tôi thương lắm vì bé có vấn đề ở cổ họng, ăn uống khó khăn, phải có người đút cơm mới ăn dược", chị Vân chia sẻ. 

nhahanhphuc15
Anh Hoàng chia sẻ, các bé ở đây đều được đảm bảo các nhu cầu ăn chơi, học hành dù có thể không được đầy đủ. Bản thân hai vợ chồng cũng nghèo, làm đủ thứ nghề như may mặc, bán trái cây, đính hạt cườm... Cuộc sống nhiều lúc khó khăn nhưng thời gian gần đây, họ được mạnh thường quân giúp đỡ nên cũng đỡ một phần nỗi lo cơm áo gạo tiền.

nhahanhphuc15
Nếu trường hợp "ngôi nhà hạnh phúc" bị giải thể thì những đứa trẻ có thể về lai gia đình hoặc sang trung tâm bảo trợ XH khác. "Chính quyền có thể chờ tôi bổ sung giấy phép. Còn bọn trẻ, một ngày ra khỏi gia đình, tôi lươn lo sợ chúng sẽ lại thất học, lại thành những đứa trẻ lì lợm, quậy phá, gánh nặng của xã hội”, anh chia sẻ.

nhahanhphuc17
Hai vợ chồng cũng như 32 đứa trẻ ở đây đều hy vọng sẽ có một kết cục ổn thỏa cho số phận ngôi nhà, để học tiếp tục được hạnh phúc trong căn nhà nhỏ nằm ven khu đô thị Hạnh Phúc.


Trước đó, tháng 11/2013, UBND xã Bình Hưng kiểm tra cơ sở nuôi dạy trẻ do chị Ngô Thị Kim Vân (49 tuổi) và ông Nguyễn Văn Hoàng (45 tuổi) làm chủ. Đoàn phát hiện cơ sở không giấy phép nên yêu cầu ngưng hoạt động trong 7 ngày. Sau đó, bà Vân có đơn xin gia hạn giải tán đến 31/5/2015 và được UBND xã Bình Hưng đồng ý. Ngày 3/6, UBND xã tiếp tục kiểm tra và yêu cầu cơ sở trả các bé về gia đình hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ, hạn cuối là 15/6.

Nói về lý do đóng cửa, UBND xã Bình Hưng cho rằng, theo nghị định 68 và 81 của chính phủ cũng như chỉ đạo của Sở LĐTB&XH, những cơ sở chưa có giấy phép, không đủ điều kiện phải dừng hoạt động. Cụ thể tại "nhà Hạnh Phúc", diện tích hiện nay chỉ hơn 200 m2 cho hơn 30 trẻ trong khi theo quy định, cơ sở bảo trợ ở nông thôn phải đạt 3 m2 một người.

Quy định cũng nêu rõ, các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 25 người trở lên phải có khu nhà ở, khu bếp, nơi vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, đường đi nội bộ... trong khi “nhà Hạnh Phúc” không đáp ứng được.

Chia sẻ