Trẻ không còn bị hăm da, mẩn ngứa nếu tã bỉm đáp ứng những tiêu chí này

HH,
Chia sẻ

Khi lựa chọn tã bỉm cho trẻ để vừa có thể chống tràn vừa không làm tổn thương làn da của bé, mẹ cần chú ý đến thành phần, cấu tạo của miếng bỉm, độ dày của miếng tã, bỉm.

Hăm da, mẩn đỏ là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo PGS.TS Lưu Thị Hồng (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết trên da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, nước tiểu đong lại trên tã bỉm lâu, da bị tổn thương.

Hăm có thể gây ra mụn nhọt, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt. Khi thấy trẻ bị sốt, vùng da bị hăm tấy đỏ, nổi mụn, phồng, loét hoặc vết thương đầy mủ… thì có thể vùng da đó đã bị bội nhiễm hay nhiễm nấm.

Trẻ không còn bị hăm da, mẩn ngứa nếu tã bỉm đáp ứng những tiêu chí này - Ảnh 2.

Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết trên da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, nước tiểu đong lại trên tã bỉm lâu, da bị tổn thương.

PGS.TS Lưu Thị Hồng cho biết, để phòng tránh hăm da, mẩn đỏ, bố mẹ cần chú trọng vệ sinh cho bé, phải rửa sạch vùng kín cho bé sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm, thấm khô nhẹ nhàng và thay tã mới. Khi dùng khăn ướt, chú ý lựa chọn loại không cồn và không mùi, dành riêng cho trẻ sơ sinh. Trường hợp hăm tã nhẹ chỉ cần bôi kem chống hăm vào các vết hăm để duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé, giúp da nhanh hồi phục mà không làm khô da hay bong vẩy.

"Với trường hợp nặng, hăm tã có bội nhiễm hoặc do nhiễm nấm ngày càng nặng hơn thì bố mẹ phải đưa bé đi khám để dùng thuốc. Tuyệt đối không sử dụng nhiều loại kem bôi chống hăm mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng", BS Hồng cho biết.

Trẻ không còn bị hăm da, mẩn ngứa nếu tã bỉm đáp ứng những tiêu chí này - Ảnh 3.

Với trường hợp nặng, hăm tã có bội nhiễm hoặc do nhiễm nấm ngày càng nặng hơn thì bố mẹ phải đưa bé đi khám để dùng thuốc.

Chú ý những tiêu chí khi lựa chọn tã bỉm để trẻ không bị hăm da, mẩn đỏ

Theo PGS.TS Lưu Thị Hồng, khi lựa chọn tã bỉm cho trẻ để vừa có thể chống tràn vừa không làm tổn thương làn da của bé, mẹ cần chú ý đến thành phần, cấu tạo của miếng bỉm, độ dày của miếng tã, bỉm. "Miếng tã bỉm càng mỏng, độ thông thoáng càng tốt. Khi công nghệ càng ngày càng phát triển, miếng tã bỉm sẽ được làm ngày càng mỏng đi, giúp trẻ đóng được thoáng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ thấm hút và giữ nước cao để ngăn việc trào ngược", TS Hồng cho hay.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thay bỉm thường xuyên cho bé để bé tiếp xúc với ít nước tiểu nhất, không tạo môi trường để nảy sinh vi khuẩn, giúp trẻ ngăn ngừa hăm, mẩn đỏ tối đa nhất.

Trẻ không còn bị hăm da, mẩn ngứa nếu tã bỉm đáp ứng những tiêu chí này - Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thị Thủy Lệ (Tổng giám đốc Công ty TNHH DHTI) chia sẻ, với tiêu chí Baby Good Goods, bà luôn tìm tòi và học hỏi, tạo ra những sản phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh, giúp nâng niu làn da của trẻ một cách tối đa.

Trong thời gian đầu, hầu như lịch trình của trẻ sơ sinh chỉ bao gồm ăn, ngủ và chơi. Bạn sẽ cần thay tã bỉm cho bé thường xuyên và mỗi ngày sẽ dùng khá nhiều. Thông thường mỗi ngày bé cần khoảng 10 cái, đôi khi nhiều hơn. Vì vậy, dù định dùng bỉm hay tã vải, hãy chuẩn bị đầy đủ.

Da trẻ nhỏ còn non và rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và phát sinh các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nếu các bậc cha mẹ không lưu tâm đúng mức. Khi lựa chọn bỉm cho con, chất lượng và khả năng kháng khuẩn phải đặt lên hàng đầu, giúp ngăn ngừa các nguy cơ hăm tã và viêm nhiễm vùng kín.

Chia sẻ