Trải nghiệm đau đẻ suốt 26 giờ với 3 lần tiêm thuốc mê và lơ mơ đến độ không nhận ra cả bác sĩ

H.N,
Chia sẻ

Phần sau đầu bé áp vào xương chậu, tạo nên lực ép lớn mỗi lần mẹ rặn đẻ. Kết quả là tạo nên cảm giác đau đẻ kinh khủng nhất.

Một bà mẹ người Mỹ đã phải chịu đựng cuộc vượt cạn kéo dài 26 tiếng đồng hồ với 3 lần tiêm thuốc mê và những cơn đau khủng khiếp, khiến cô nhìn bác sĩ mà tưởng "thây ma". Cô đã chia sẻ lại kỉ niệm vượt cạn ấy tượng của mình bằng giọng viết đầy sống động:

Họ cứ thế xuất hiện, vô cùng đường đột. Giống như một tập trong seri phim "Black Mirror", những "xác sống" mặc đồ phẫu thuật - hay còn gọi là các bác sĩ, trong cảm giác mơ hồ, hư thực của tôi, mang dáng dấp xa lạ và đáng sợ - tuôn ra từ những bức tường và ào xuống từ trần nhà. Một người đứng gần tôi giơ lên chiếc dao cạo. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là, vị bác sĩ ấy có lẽ định cứa cổ tôi, hay tệ hơn nữa, cạo đầu tôi. Nhưng cuối cùng, những tiếng rên rỉ, thì thầm của họ cũng trở nên rõ ràng hơn với tôi. "Cần phải cạo lông vùng kín… đẻ mổ…". Thế rồi tôi nhớ ra mấy loại thuốc. Đúng rồi - tôi đang phải dùng thuốc mê, tôi phải mổ đẻ cấp cứu… Đó đâu phải điều tôi trông đợi.

Trải nghiệm đau đẻ suốt 26 giờ với 3 lần tiêm thuốc mê và lơ mơ đến độ không nhận ra cả bác sĩ - Ảnh 1.

Phần sau đầu bé áp vào xương chậu, tạo nên lực ép lớn mỗi lần mẹ rặn đẻ. Kết quả là tạo nên cảm giác đau đẻ kinh khủng nhất (Ảnh minh họa).

Trong khi các bác sĩ bắt đầu cạo lông vùng kín cho tôi, tôi nhận ra mình không thể cảm nhận việc đó. Hoặc là lũ xác sống đã ăn mất não tôi rồi hoặc cũng có thể rốt cuộc thì thuốc gây mê đã phát huy tác dụng. Tôi đã sẵn sàng ôm cô y tá xác-sống của mình bởi phía trước tôi là 26 tiếng đồng hồ vất vả.

Toàn bộ lần sinh nở của tôi tiêu tốn bằng đó thời gian. Thai kỳ của tôi chẳng có gì biến động hết và tôi cảm thấy mình thật may mắn vì điều đó. Nhưng vụ sinh nở thì khác hẳn. Bé yêu của tôi chào đời trong tư thế mặt ngửa. Thuật ngữ chuyên môn gọi là "back labor" - tức là đầu bé đã quay xuống dưới cổ tử cung nhưng khi ra ngoài, mặt bé lại ngửa lên trên. Thai nhi nằm ở vị trí này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi chào đời. Hơn nữa, lúc đó, phần sau đầu bé áp vào xương chậu, tạo nên lực ép lớn mỗi lần mẹ rặn đẻ. Kết quả là tạo nên cảm giác đau đẻ kinh khủng nhất.

Trải nghiệm đau đẻ suốt 26 giờ với 3 lần tiêm thuốc mê và lơ mơ đến độ không nhận ra cả bác sĩ - Ảnh 2.

Bé yêu chào đời trong tư thế mặt ngửa lên trên khiến bà mẹ rơi vào cảm giác đau đẻ kinh khủng nhất (Ảnh minh họa).

Mỗi lần thuốc gây mê hết tác dụng, những cơn co thắt đẩy tôi trôi dạt vào nơi chẳng hề có chút âm thanh nào, chỉ ngập tràn đau đớn. Tôi vật lộn để nhớ đến những gì được học trong lớp dạy sinh thường. Giáo viên đã chỉ cho tôi cách bắt đầu bằng việc hít thở sâu "truyền thống". Nhưng khi cơn co đến, tôi nhanh chóng chuyển sang một "chế độ" truyền thống khác là than trách ông xã đã khiến tôi mang bầu.

Với sự trợ giúp của thuốc, mọi thứ có vẻ như đều tiến triển bình thường. Chồng tôi ngủ khì trong khi tôi vẫn vật lộn với những cơn đau đẻ. Sau đó, bác sĩ lại phải tiêm thuốc mê cho tôi lần nữa, lần nữa và lại một lần nữa. Tổng cộng 3 lần. Các bác sĩ hội ý và quyết định bé yêu của tôi cần phải được trợ giúp bằng tay để ra ngoài. Tuy nhiên, trong lúc vẫn còn đang trong bụng mẹ, con lại bò ngược trở lại vào trong. Việc làm này của con khiến huyết áp tôi tăng vọt và làm cho ca sinh nở càng trở nên kịch tính hơn.

Cuối cùng thì sinh mổ là biện pháp được các bác sĩ chỉ định. Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật xuất hiện, đẩy tôi vào phòng mổ. Thuốc mê làm cho hai tay tôi rung bần bật cứ như thể tôi đang cố gắng vẫy chào Chris Pine. Tôi không thể nhìn được gì qua tấm vải lớn ngăn cách giữa tôi và con. Nhưng đột nhiên, tôi thấy 2 người đàn ông lực lưỡng tiến đến. Sau đó, tôi nhận ra, cơ thể mình đang bị mở căng ra hơn so với thường lệ bởi con trai tôi đang di chuyển ngược lên quá nhiều, đến nỗi bác sĩ không thể "bắt" được.

Trải nghiệm đau đẻ suốt 26 giờ với 3 lần tiêm thuốc mê và lơ mơ đến độ không nhận ra cả bác sĩ - Ảnh 3.

Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi được bế trên tay con trai bé bỏng, đến nỗi, lúc đó, không còn gì quan trọng nữa (Ảnh minh họa).

Có một nỗi lo nhẹ và 2 người đàn ông vạm vỡ kia được điều tới để trợ giúp. Đây không phải điều tôi trông đợi. Tôi muốn chứng kiến bé yêu của mình với hơi thở đầu tiên trong đời. Tôi muốn ôm con lần đầu tiên trong khoảnh khắc bình yên. Tuy nhiên, dù vẫn đang trong vùng mơ hồ do ảnh hưởng của thuốc, tôi hiểu rằng, làm thế là để tốt cho tôi. Tôi biết ông xã vẫn đang ở bên cạnh (anh ấy không hề rời đi). Tôi biết thuốc mê vẫn còn tác dụng. Tôi biết rồi chúng tôi sẽ ổn cả thôi.

Và đúng là chúng tôi ổn.

Không gì trong toàn bộ ca sinh nở của tôi diễn ra như tôi dự kiến. Nhưng tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi được bế trên tay con trai bé bỏng, đến nỗi, lúc đó, không còn gì quan trọng nữa. Sau khi mọi ồn ào lắng xuống và đội "xác sống" trở lại là những người bình thường, tôi và con ngồi lặng lẽ bên nhau, cứ thế nhìn nhau. Tôi muốn mãi mãi ôm con trong vòng tay mình. Ngay lập tức, tôi cảm nhận được tình yêu dành cho con. Rốt cuộc, đó là điều tôi trông đợi.

Vài nét về tác giả:

Tonilyn Hornung, hiện đang sống tại Los Angeles (Mỹ) với chồng và, xuất thân trong một đại gia đình có truyền thống với những cuộc hôn nhân hạnh phúc bền lâu: ông bà cô đã chung sống 112 năm, cha mẹ cô 40 năm và bản thân Tonilyn đã kết hôn được 8 năm. Truyền thống gia đình và người chồng tuyệt vời là nguồn cảm hứng để cô chia sẻ nhiều bài viết gây chú ý. Các bài viết của Tonilyn từng được đăng trên nhiều tạp chí nổi tiếng như Cosmopolitan, Good Housekeeping, Harper’s Bazaar, Elle…

Chia sẻ